Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

9 dấu hiệu sớm nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ

Hội chứng tự kỷ ở trẻ là chứng bệnh có thể khắc phục hoặc chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có biện pháp tác động phù hợp.

Để có những phương pháp can thiệp hiệu quả và kịp thời khi, bố mẹ phải có những hiểu biết cơ bản và chính xác về những dấu hiệu ban đầu có liên quan tới hội chứng này.

Như hầu hết các rối loạn sức khỏe tinh thần hoặc tâm lý, dấu hiệu của hội chứng tự kỷ có thể xuất hiện ở những trẻ phát triển thể chất bình thường cho đến một giới hạn nhất định nào đó.

Khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, thường xuyên hơn và gây ra những vấn đề bất ổn trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ và gia đình thì cha mẹ cần xem xét lại các vấn đề của con xem liệu đó có phải là chứng tự kỷ hay một vấn đề sứ khỏe nào khác. 

Infographic dưới đây liệt kê 9 biểu hiện thường gặp và dễ nhận thấy ở trẻ có dấu hiệu mắc chứng tự kỷ có thể giúp bố mẹ tham khảo.


Tuy nhiên tùy thuộc vào lứa tuổi và môi trường sống trẻ có thể có một vài hoặc tất cả những dấu hiệu trên. Nếu con thường xuyên có biểu hiện khác thường so với các bạn cùng trang lứa hoặc khác thường so với thái độ và tính cách trước đó của chính bản thân con thì có thể đó là dấu hiệu ban đầu của hội chứng tự kỷ. Khi đó cha mẹ nên đưa trẻ gặp bác sỹ để có tư vấn phù hợp.


Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Dấu hiệu bé mắc bệnh tăng động giảm chú ý

Cháu chưa nói được từ nào, chưa hiểu các mệnh lệnh thông thường. Có phải cháu mắc bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) không? Tôi ở Hà Nội thì nên cho cháu đi khám ở đâu? Cảm ơn chuyên gia.
(Bích Huê)
Chào bạn,
Trường hợp của con bạn, có 3 vấn đề chúng tôi muốn chia sẻ với bạn:
Thứ nhất, theo như bạn nói, con trai 2 tuổi của bạn lúc nào cũng nghịch không chịu ngồi yên. Việc nghịch ngợm là điều thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trai, nhưng mức độ nghịch ngợm như thế nào và ảnh hưởng ra sao cần phải xác định rõ để có những chẩn đoán, can thiệp phù hợp.
Thông tin bạn đưa ra chưa đủ để chúng tôi có thể biết được tình trạng nghịch ngợm của con bạn có cần phải lo lắng hay không và liệu nó có liên quan đến chứng ADHD. Vì vậy, chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản nhất về chứng ADHD để bạn theo dõi xem bé có những biểu hiện này không. Nếu bé có nhiều biểu hiện triệu chứng này thì bạn cần đưa bé đi kiểm tra để xác định tình trạng của bé.
tang-dong-4595-1413536324.jpg
Ảnh minh họa: Sg.theasianparent.com.
Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD):
- Tăng vận động: Bé múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Ở lớp bé không thể ngồi yên một chỗ như các bạn khác và thường xuyên phải đụng vào bạn này, chọc phá bạn kia. Bé thường không lúc nào nghỉ ngơi tay chân.
- Giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.
Hai biểu hiện này sẽ phối hợp và biểu hiện cùng nhau, mức độ thể hiện nhiều hay ít tùy từng trẻ. Có trẻ chủ yếu bị tăng động, có trẻ chủ yếu bị giảm chú ý.
Thứ hai, vấn đề con bạn vẫn chưa nói được từ nào và cũng chưa hiểu được các mệnh lệnh thông thường mặc dù bé đã 2 tuổi. Trẻ 2 tuổi, về ngôn ngữ trẻ có thể nói được khoảng 25 từ. Trong đó trẻ biết gọi tên người và đồ vật, dùng từ để chào tạm biệt, ít nhất 2 từ diễn tả hành động, từ để hỏi hay từ chối. 
Trẻ có thể bắt chước cụm 2 từ và không dùng một cách ngẫu nhiên. Người tiếp xúc với trẻ có thể hiểu câu nói của trẻ, ít nhất là 2/3… Như vậy, trường hợp con bạn 2 tuổi vẫn chưa nói được từ nào là có thể đánh giá rằng bé đang trong trường hợp nghi ngờ chậm phát triển ngôn ngữ.
Thông tin cuối cùng mà bạn đang quan tâm là bạn cần đưa con đi khám ở đâu? Với trường hợp của bé gia đình cần cho con đi khám tại các bệnh viện nhi khoa để kiểm tra lâm sàng về mặt y học xem có nguyên nhân nào về mặt cơ thể như cấu tạo bộ phận phát âm, đặc điểm của não, hệ thần kinh dẫn đến vấn đề chậm nói hoặc hành vi nghịch ngợm hiếu động của bé. 
Ngoài ra, bạn có thể đưa con đến các trung tâm hỗ trợ tâm lý để được các chuyên gia kiểm tra, đánh giá về mặt tâm lý xem bé có mắc phải rối nhiễu nào về mặt tâm lý, mức độ phát triển ngôn ngữ và có những tư vấn phù hợp để giúp bé phát triển tốt hơn.


Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Axit folic giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ

Nghiên cứu với 85.000 trẻ em ra đời từ 2002 - 2008 cho thấy các rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện ở 10% trẻ có mẹ bổ sung axit folic, 21% trẻ có mẹ không bổ sung axit folic.

Axit folic giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ



Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Cách đơn giản không ngờ kiểm tra bé bị tự kỷ hay không?

Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Weizmann ở thành phố Rehovot (Israel) đã phát hiện có sự khác nhau trong các mô hình ngửi giữa trẻ em tự kỷ và trẻ không bị bệnh này.
TS.Noam Sobel thuộc viện trên cho biết: “Chúng ta có thể xác định tự kỷ và tính chất nghiêm trọng của nó với độ chính xác có ý nghĩa trong chưa đầy 10 phút bằng một cuộc xét nghiệm hoàn toàn không dùng lời nói và không có bất kỳ nhiệm vụ nào kèm theo”. Nghiên cứu quy mô nhỏ nhưng thuyết phục bao gồm 360 trẻ em, với 180 em bị tự kỷ và 180 em còn lại không bị tự kỷ, và mỗi nhóm có 17 bé trai và 1 bé gái. Những trẻ này được cho ngửi mùi dễ chịu và khó chịu trong khi các nhà nghiên cứu xem xét phản ứng ngửi của chúng.
Các trẻ không bị tự kỷ hầu hết hít thở sâu hơn khi ngửi thấy mùi dễ chịu hoặc giới hạn việc hít thở điều chỉnh hành động ngửi của chúng trong vòng 305 mili giây sau khi tiếp xúc với mùi. Tuy nhiên, các trẻ bị tự kỷ lại không có cơ chế điều chỉnh như thế. Sự khác nhau về phản ứng cho phép các nhà nghiên cứu xác định trẻ bị tự kỷ với độ chính xác đến 81%.
Phát hiện này có thể trở thành nền tảng cho việc phát triển một dụng cụ chẩn đoán có thể được áp dụng từ rất sớm, giúp can thiệp chữa trị hiệu quả hơn.


Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Vì sao trẻ tự kỷ thích chơi một mình?

Với trẻ tự kỷ, do sự kém nhạy cảm của các giác quan nên dù một tác động nhỏ cũng có thể gây ra những kích thích quá ngưỡng.

“Tự kỷ” tiếng anh “autism” có nghĩa là “xa cách”. Trẻ tự kỷ không chỉ tự tổ chức và vận hành các hoạt động tâm trí của mình, mà trẻ còn vận hành chúng một cách khác biệt làm cho những người thân của trẻ, cho dù đã cố gắng tìm lý lẽ biện minh cho những hành vi của con, vẫn cảm thấy con mình thực sự “nó khác với những trẻ khác”. Liệu trẻ có vấn đề tâm lý khó khăn nào không? Tại sao trẻ tự kỷ lại thích chơi một mình?
Sự bất thường về cảm quan và hoạt động của trẻ tự kỷ
Với trẻ tự kỷ, do sự kém nhạy cảm của các giác quan nên dù một tác động nhỏ cũng có thể gây ra những kích thích quá ngưỡng (ví dụ trẻ sẽ nhảy liên tục, đu đưa thân người, leo trèo, chạy đi chạy lại,…).
Ngược lại, khi trẻ tự kỷ có giác quan nhạy cảm quá mức thì tác động dù lớn cũng không đủ đạt đến ngưỡng kích thích của trẻ (ví dụ một số trẻ tự kỷ không dám bước lên cầu thang máy, sợ xích đu, sợ cầu trượt,…).
khi trẻ tự kỷ có giác quan nhạy cảm quá mức thì tác động dù lớn cũng không đủ đạt đến ngưỡng kích thích của trẻ Khi trẻ tự kỷ có giác quan nhạy cảm quá mức thì tác động dù lớn cũng không đủ đạt đến ngưỡng kích thích của trẻ
Do bởi những bất thường về mặt cảm quan này, trẻ thường có khó khăn trong kế hoạch vận động. Trẻ thường vụng về và lóng ngóng khi chơi đồ chơi. Không thể chơi đồ chơi một cách thích hợp, trẻ có khuynh hướng chơi mãi một thứ đồ chơi mà mình có thể thao tác thành công nhất.
Khi mà thính giác của trẻ tự kỷ kém nhạy cảm, trẻ sẽ không thể nghe người khác nói. Khi đó trẻ sẽ có khuynh hướng thích nghe nhạc hay những hoạt động có tiếng ồn lớn thay vì chơi với ai. Ngược lại, các hoạt động dưới ngưỡng do bởi sự nhạy cảm thái quá về thính giác có thể làm trẻ bịt tai chỉ vì nghe tiếng mưa rơi, hoảng hốt khi nghe tiếng máy hút bụi,…
Sự kém nhạy cảm về thị giác khiến cho trẻ tự kỷ có kiểu chơi định xếp thành hàng rồi ngắm chúng từ những góc cạnh bất thường. Có khi, trẻ dành hàng giờ chỉ để chăm chút ngắm xếp ngay hàng thẳng lối hoặc xăm soi một cọng cỏ nhỏ, mặc cho bạn bè cùng lứa đang nô đùa xung quanh mình. Ngược lại, với những trẻ tự kỷ có sự nhạy cảm quá mức về thị giác, trẻ sẽ thích chơi nơi bóng tối hơn là chạy nhảy ngoài sân nắng.
Người tự kỷ là người hay bận rộn cho việc tìm lại cảm giác của chính mình do bởi họ thường xuyên bị gián đoạn bởi những cảm giác và cảm nhận quanh mình.
Trẻ tự kỷ có những qui luật bất biến do chính trẻ đặt ra
Do đặc tính cơ bản của trẻ tự kỷ là không thích sự thay đổi. Các sinh hoạt cuộc sống của trẻ và gia đình càng ổn định càng đem đến cho trẻ cảm giác an toàn. Trong cuộc chơi cũng vậy, trẻ tự kỷ sẽ tự thiết lập một qui luật chơi cho riêng mình, và trẻ cũng đòi hỏi người cùng chơi với trẻ tuân thủ theo đúng qui luật do chính mình đặt ra.
Nghe và theo qui luật chơi của người khác là điều trẻ tự kỷ không thể làm được. Đa số trẻ tự kỷ trong một nhóm bạn thường là đối tượng gây hấn (hoặc là nạn nhân bị gây hấn), cho nên trẻ tự kỷ thường chọn cách chơi cô lập.
Trẻ tự kỷ chỉ thực hiện được kiển chơi rập khuôn và mang tính lặp đi lặp lại
Qui luật của việc chơi một cách sáng tạo, chơi biểu tượng hay chơi tương tác qua lại,… đối với các trẻ nhỏ là điều bình thường, nhưng đối với trẻ tự kỷ là điều không thể.
Hạn chế về khả năng suy nghĩ tưởng tượng và các rối loạn về bắt chước người khác không cho phép trẻ hòa hợp chơi cùng bạn cùng trang lứa. “Trên thực tế, trẻ tự kỷ có khả năng bắt chước nhưng không phải bao giờ trẻ cũng làm đúng như mẫu, đúng thời điểm và cùng nhịp độ với mẫu".
Những khó khăn trong việc đọc được cảm xúc của người khác và nhận diện được chính mình
Tự kỷ trẻ em được coi là một chứng “rối loạn phát triển liên cá nhân do bởi trẻ không thể chia sẽ cảm xúc của người khác, và điều này xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ”.
Thevarthen  giả thuyết rằng “Ở trẻ tự kỷ có sự lẫn lộn giữa trải nghiệm về người khác và trải nghiệm về chính mình. Do đó hành vi của trẻ tự kỷ có thể làm mất phương hướng của người đối diện (bạn, người thân…), và họ sẽ có thể phát triển một hành vi làm biến dạng các hành vi động cơ thực sự của trẻ”.
Điều này có thể gây trở ngại cho trẻ tự kỷ trong việc “thể hiện bản thân” với người khác. Trong một nhóm chơi, trẻ tự kỷ thường có khuynh hướng trở thành người thừa của nhóm.
Theo BV Nhi đồng 2


Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Trẻ sinh mổ không có nguy cơ mắc tự kỷ

Nghiên cứu trước đây cho thấy một mối liên hệ về mặt thống kê giữa sinh mổ và trẻ bị tự kỷ. Thế nhưng những bằng chứng mới nhất cho thấy điều này không có cơ sở.

[142614]sinh_mo
Nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa JAMA Psychiatry, cho biết các nhà khoa học của trung tâm Nghiên cứu chuyển đổi bào thai và tân sinh Ireland đã tái kiểm tra dữ liệu trước đó cho thấy trẻ sinh mổ có 21% khả năng nhiều hơn mắc bệnh tự kỷ.
Đi xa hơn những phân tích trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm liệu trẻ tự kỷ có anh em cũng bị tự kỷ hay không. Yếu tố lớn nhất gây ra tự kỷ được cho là gen di truyền. Khi phân tích dữ liệu từ anh chị em của những trẻ sinh mổ mắc tự kỷ về khía cạnh di truyền, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ thống kê giữa sinh mổ hoàn toàn biến mất. 
TS Ali Khashan, nhà nghiên cứu chính về đề tài này, nói: “Do sự phối hợp giữa sinh mổ và rối loạn phổ tự kỷ không tồn tại trong phân tích kiểm soát các anh chị em của những trẻ này, nên chúng tôi có thể nói rằng không có mối liên hệ nhân quả nào ở đây.
“Nhiều khả năng việc sinh mổ có liên quan đến một số yếu tố di truyền hay môi trường còn chưa biết và điều này làm tăng nguy cơ của cả hai chuyện sinh mổ và rối loạn phổ tự kỷ”

Theo Châu Giang - Thế giới tiếp thị/ Nông thôn ngày nay

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Không ngửi được mùi thối, trẻ có khả năng bị tự kỷ

Người bình thường ngửi mùi thơm của hoa hồng lâu hơn là mùi cá ươn. Trẻ tự kỷ thì không thể hiện khác biệt gì, theo một nghiên cứu mới

Thử nghiệm do các nhà nghiên cứu Israel thực hiện trên 36 trẻ, tiến hành trong 10 phút, kết quả đăng trên tạp chí Current Biology. Người ta gắn các ống đỏ có tỏa mùi thơm (hoa hồng) hoặc thối (cá ươn) lên mũi trẻ, trong khi một ống màu xanh khác ghi lại sự thay đổi mô hình hơi thở của các em. Kết quả là hơi thở của trẻ bình thường rất khác biệt khi ngửi thấy các mùi này, còn trẻ tự kỷ không hề có sự thay đổi nào - chúng ngửi mùi dầu thơm y như khi ngửi mùi cá ươn.
Nhóm nghiên cứu của Liron Rozenkrantz từ Viện khoa học Weizmann đã phát triển một phần mềm có thể phát hiện tự kỷ trong nhóm trẻ này với độ chính xác là 81%. Họ cũng chỉ ra rằng triệu chứng tự kỷ càng nghiêm trọng, trẻ càng ngửi mùi thối lâu hơn.
ngui-9647-1435981254.jpg
Ảnh: ifreepress.
Thông thường trẻ chỉ được chẩn đoán hội chứng tự kỷ khi đã lên 2 tuổi. Thời gian phát hiện muộn như vậy khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Các tác giả nghiên cứu cho rằng lợi thế của phép thử khứu giác này là nó không phụ thuộc vào việc trẻ có thể giao tiếp được hay chưa, và vì thế sẽ có ích trong giai đoạn rất sớm. Tuy vậy để có thể sử dụng như là một cách chẩn đoán, họ cần biết rõ hơn về lứa tuổi trẻ bắt đầu có phản ứng khác nhau trước các mùi vị.
Hiệp hội tự kỷ quốc gia Anh cho rằng có thể mùi sẽ trở thành một công cụ để kiểm tra xem trẻ có mắc hội chứng tự kỷ hay không. Tự kỷ là hội chứng rối loạn hành vi, giao tiếp và tương tác xã hội, ảnh hưởng đến khoảng một trong mỗi 160 trẻ trên toàn cầu. 
Theo Thuận An - VnExpress


Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Phát hiện sớm con bị tự kỷ

Trẻ được cho là tự kỷ khi có 35% trong 13 biểu hiện sau: sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp; chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ, giao tiếp; không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác; không phản ứng, đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm; luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể; có những hành vi kỳ quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình...; không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất và chỉ thích chơi một hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại; rụt rè, nhút nhát, không biết cách chơi với trẻ khác; sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ; khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày; bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc; thường xuyên ăn vạ; rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
Về điều trị, hiện nay cách điều trị hữu hiệu nhất đối với các trẻ mắc bệnh tự kỷ là liệu pháp điều trị bệnh bằng tâm lý: giúp trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ, tình cảm với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè...; dạy trẻ cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ; tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân. Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết để giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Điều quan trọng để điều trị thành công là cần có sự kiên trì phối hợp giữa trẻ với bố mẹ và chuyên gia dạy trẻ tự kỷ nữa.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317