Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Bức tường cô độc và hy vọng cho trẻ tự kỷ

Nếu từng trò chuyện với một bậc cha mẹ có con tự kỷ, hình tượng mà nhiều người nói đến nhất là: một bức tường vô hình.

Chấp nhận con tự kỷ đã là một chặng đường dài đầy thử thách của bố mẹ, nhưng biết rằng giữa mình và con luôn có một bức tường thì đau đớn lại nhân lên gấp nhiều lần. Trẻ tự kỷ không có kỹ năng giao tiếp, bé như bị “đóng khung” trong bức tường cô độc của riêng mình, mà chính bố mẹ cũng không cách gì chạm vào bé.
Buc tuong co doc va hy vong cho tre tu ky
Bố mẹ có con tự kỷ thường có cảm giác bé bị nhốt trong bức tường cô độc mà họ không thể nào bước vào được.
Bức tường vô hình giữa bé tự kỷ và bố mẹ
Tại BV Nhi Trung ương, số trẻ có biểu hiện tự kỷ đến khám tăng cao, trung bình 60-70, có ngày lên đến hơn 100 trẻ. Theo số liệu năm 2014 từ BS Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, mỗi tháng, trong 1.500 - 1.600 trẻ đến khám thì có khoảng 300 trẻ có dấu hiệu tự kỷ cần can thiệp - đây là con số khá cao.
Nỗi khổ của bố mẹ có con tự kỷ không chỉ dừng lại ở chi phí chữa trị, sự khó khăn khi nuôi dạy con, mà ở thử thách về mặt tâm lý. Theo nghiên cứu “Journal of Autism and Developmental Disorders” (2014) của Marshal Mailick Seltzer, chuyên gia ngành xã hội học thuộc ĐH Wisconsin – Madison (Hoa Kỳ), bố mẹ có con bị tự kỷ phải đối phó với hàng loạt vấn đề về mặt cảm xúc: lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, sợ sệt, cô đơn, trầm cảm…
Họ luôn gặp cảm giác bất lực, muốn bỏ cuộc, vì chứng kiến con luôn bị nhốt trong “bức tường” cô độc, mà họ có làm cách nào cũng không thể “đập vỡ bức tường” đó để đến gần với con. Một tiếng gọi “bố, mẹ” cũng là một chặng đường dài để dạy cho bé tự kỷ biết. Cảm giác bất lực trước bức tường cảm xúc do bệnh tự kỷ gây ra cho bé làm tăng thêm áp lực và căng thẳng cho gia đình có trẻ tự kỷ thêm nhiều lần.
Thực tế, để nhận biết trẻ tự kỷ, một trong những cách dễ nhất là xem bé có thể giữ giao tiếp bằng mắt với bố mẹ hơn 2 giây không. Đánh mất kỹ năng giao tiếp, bé tự kỷ đồng thời không học được cách mở cánh cửa hòa nhập thế giới.
Hy vọng cho trẻ tự kỷ và gia đình
Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ các em cải thiện cách thức giao tiếp với thế giới? Có một rào cản lớn là những thiết bị giúp cải thiện giao tiếp cho bé tự kỷ thường đắt tiền và ít kỹ thuật viên biết sử dụng thành thục. Trong khi đó, có đến 60 triệu người hiện nay trên thế giới bị mắc chứng tự kỷ, trong đó rất ít nhận được sự giúp đỡ để cải thiện giao tiếp.
Nhằm giúp đỡ các trẻ tự kỷ cải thiện giao tiếp, Samsung Electronics phối hợp cùng các nhà nghiên cứu & thiết kế đến từ ĐH Quốc gia Seoul và Yonsei, đã cho ra mắt ứng dụng có tên gọi “Look at me” để giúp đỡ các bé tự kỷ cải thiện giao tiếp bằng mắt. Với ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh, bố mẹ có thể cài đặt dễ dàng, miễn phí vào điện thoại hoặc máy tính bảng và giúp bé tham gia khoá huấn luyện giao tiếp ảo ở bất cứ đâu, nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Nền tảng khoa học để xây dựng ứng dụng ý nghĩa này được GS Chung KyongMee, Khoa Tâm lý, ĐH Yonsei giải thích, “Trẻ em mắc triệu chứng tự kỷ gặp khó khăn khi đọc biểu hiện của gương mặt, nhưng lại thường biết cách sử dụng những thiết bị điện tử và thích thú khi được sử dụng chúng. Vì lý do đó, rất dễ đồng ý với ý tưởng cải thiện giao tiếp cho bé tự kỷ bằng cách sử dụng thiết bị thông minh.”
Buc tuong co doc va hy vong cho tre tu ky
Bé tự kỷ sẽ được hướng dẫn tham gia trò chơi nhận diện cảm xúc trên gương mặt
Bé tự kỷ sẽ tương tác với ứng dụng “Look at me” qua những bài học kéo dài 15 phút trong suốt 8 tuần. Các bé sẽ được tiếp xúc những bài học hữu ích về âm thanh, tình huống giao tiếp, nhận diện cảm xúc trên gương mặt (Hạnh phúc, Giận dữ, Buồn, Vui, Ghét và Tham lam) qua 4.000 mẫu dữ liệu từ nhiều người khác nhau. 
Điều đáng nói ở đây là chính bố mẹ các bé cũng có thể cùng tham gia những bài học từ ứng dụng “Look at me”, xóa bỏ rào cản ngăn cách giữa bố,mẹ và các bé. Dần dần, bé sẽ làm quen với cách bày tỏ cảm xúc với những người xung quanh, nhờ đó tình trạng tự kỷ của bé cũng được cải thiện đáng kể.
Buc tuong co doc va hy vong cho tre tu ky
Buc tuong co doc va hy vong cho tre tu ky
Ứng dụng “Look at me” mở ra hy vọng cho các bé tự kỷ về khả năng giao tiếp.
 Trong thử nghiệm trên 19 bé vào tháng 7/2014 trong 8 tuần tại Hàn Quốc, 60% bé tham gia cho thấy tiến bộ khi giao tiếp bằng mắt với bố mẹ. “Look at Me” mở ra một hy vọng mới cho các bé tự kỷ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, về một cơ hội “bước ra khỏi bức tường cô độc” kết nối và giao tiếp với cộng đồng. 

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Trẻ kém ăn, dễ mắc chứng tăng động

Trung tâm Nghiên cứu về rối loạn ăn uống thuộc Đại học Duke (Mỹ) vừa cho biết những đứa trẻ khó tính trong thói quen ăn uống thường dễ có các triệu chứng suy sụp, bất an và rối loạn tăng động giảm chú ý hơn những trẻ duy trì chế độ ăn uống đa dạng.
Nghiên cứu này đã được theo dõi 917 trẻ từ 2-5 tuổi, 20% phụ huynh trong số trẻ phản ánh rằng con mình có thói quen ăn chậm, 185 trẻ có chế độ ăn hạn chế do chán ghét thực phẩm (ở mức độ vừa phải) và 37 trẻ khác vô cùng kén chọn trong việc ăn uống khiến chúng không thể dùng bữa với người khác.
Khoảng 2 năm sau lần phỏng vấn đầu tiên, các nhà nghiên cứu kiểm tra lại 187 trường hợp và nhận thấy rằng những đứa trẻ ăn uống kén chọn có dấu hiệu gia tăng các triệu chứng lo âu lan tỏa cao hơn 1,7 lần.
TS. Nancy Zucker, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về rối loạn ăn uống cho biết: “Đây không đơn thuần là vấn đề cha mẹ nuông chiều hay con cái bướng bỉnh. Có những đứa trẻ hết sức nhạy cảm với thế giới nội tâm và bên ngoài, bởi vậy chúng cảm nhận mùi vị một cách rõ ràng hơn và có những cảm giác mạnh mẽ hơn”.
Nghiên cứu này cũng là một bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa thói quen ăn uống kén chọn và các vấn đề về cảm giác. Do vậy, các nhà khoa học đã đưa ra lời khuyên rằng, các bậc phụ huynh càng phải cố gắng để kiểm soát trẻ bởi sự căng thẳng trong việc ăn uống nếu kéo dài sẽ càng khiến trẻ lo âu và suy sụp.


Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Nghi trẻ bị tự kỷ

Con gái tôi 22 tháng tuổi nhưng chưa nói được, chỉ bắt chước được tiếng chó sủa, mèo kêu. Bé biết đi cũng rất chậm.

793504
Gia đình tôi lo bé có khả năng bị tự kỷ. Tôi phải đưa bé đi đâu khám? (Hoàng Dung, Đồng Nai)
BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, BV Nhi Đồng 1 TPHCM, CLB Sống cùng tự kỷ TPHCM, trả lời: 
Cháu hiện chậm đi và chậm nói, nhưng có khả năng bắt chước âm thanh, điều này là rất tốt vì trẻ sẽ có khả năng học hỏi về sau. Ở đây, ngôn ngữ có lời đang chậm. Để biết cháu có nguy cơ bị tự kỷ hay không, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi đồng có khoa tâm lý để được tầm soát dấu hiệu rối loạn tự kỷ
Đây là thời gian vàng để can thiệp sớm nếu trẻ có dấu hiệu nghi ngờ. Nếu trẻ chỉ chậm nói đơn thuần hay theo dõi chậm phát triển thì việc can thiệp sớm với âm ngữ cũng cần thiết để giúp cháu phát triển một cách toàn diện.
Theo Thế giới tiếp thị/ Nông thôn ngày nay

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Cô gái tự kỷ giành học bổng điền kinh


[Caption]
Ảnh: Autism Speaks
Chia sẻ với tổ chức Autism Speaks, Kaitlin Bounds cho biết,4 tuổi cô được chẩn đoán mắc tự kỷ. Các bác sĩ nói bố mẹ cô hãy gửi con vào trung tâm chăm sóc người khuyết tật khi cô tròn 18. 
"Không phải nói cũng biết bố mẹ tôi hoảng hốt thế nào, và họ cố tìm sự giúp đỡ để không phải đưa tôi vào những cái trại đó", Kaitlin nói. Khi ấy là năm 1995, Internet chưa phổ biến như hiện nay và bệnh nhân tự kỷ gần như không có một tia hy vọng nào. Bố mẹ đã làm việc cật lực để gặp gỡ nhiều bác sĩ, tiếp cận với mọi phương pháp trị liệu hay bất cứ điều gì có thể cải thiện tình trạng của con gái.
Ở trường, nhiều khi cô không muốn chạm chân xuống nước và không thích học sinh khác đụng vào mặt. Những người giáo viên tuyệt vời đã giúp cô gái vượt qua những tháng ngày ấy để dần dần hòa nhập vào cuộc sống. 
Những tiếng ồn quá lớn, thời gian biểu quen thuộc bị thay đổi khiến mọi chuyện trở nên cực kỳ khó khăn. Nhưng nhờ thế, Kaitlin biết được ai là bạn thực sự, ai có thể chấp nhận con người vốn có của cô và ai sẽ giúp đỡ mình mà không hề phán xét. Con đường của cô gái không còn đơn độc nhờ gia đình, bạn bè và thầy cô.
Kaitlin nói rằng mẹ cô tin mọi người sinh ra đều có một lý do để tồn tại, chúng ta chỉ cần vươn lên và khám phá tiềm năng bên trong để tìm ra nơi bản thân mình thuộc về. Cô chào đời sớm hơn dự kiến 5 tuần với lá phổi chưa hoàn thiện và phải phẫu thuật khi mới một ngày tuổi. 
Các bác sĩ nghi ngờ khả năng sống sót của đứa trẻ, nhưng cô đã sống. Động mạch phải bị cắt bỏ khiến lưu lượng máu trong cơ thể Kaitlin ít hơn người khác. Khi thầy giáo thể dục gợi ý với bố mẹ rằng cô bé có thể tập điền kinh, họ đã nghĩ rằng thầy mất trí. Làm sao một đứa trẻ không có động mạch phải có thể chạy? Làm sao một đứa trẻ tự kỷ có thể chạy một mình giữa đám đông?
"Tuy vậy, chúng tôi vẫn quyết định thử. Gia đình tôi đã trải qua đủ mọi thứ và bố mẹ nhất định sẽ không bỏ cuộc", Kaitlin nhớ lại. Năm 14 tuổi, lần đầu tiên tham gia một cuộc thi chạy, cô về thứ 8 và giành được điểm cho đội mình hôm đó. Mọi người đều vui mừng, tự hào và khuyên Kaitlin tiếp tục tập chạy.
Cô nói: "Điền kinh giúp tôi tìm được thứ mà mình hằng tìm kiếm: Tự do. Không ai có thể lấy đi điều đó. Khi chạy, tôi chỉ là Kaitlin, không phải một đứa trẻ bị tự kỷ, không phải một đứa trẻ kỳ dị. Tôi chỉ là một vận động viên, và tôi hạnh phúc". 
Cô gái trẻ nhận thức cuộc đời sẽ tiếp tục với hàng loạt các thử thách, nhưng cô đã tìm được mục đích sống. "Tôi nhận được học bổng điền kinh để vào đại học, hoàn thành bằng cử nhân lịch sử và tiếp tục chạy. Giờ đây, ở tuổi 23, tôi được mời tham gia các giải marathon".
Năm nay, Kaitlin đã đề ra mục tiêu chạy 3 vòng marathon trong 6 tuần vì cảm thấy mình cần phải chạy. Kết quả, cô đã thắng 3 giải điền kinh là Little Rock, Hogeye và Russvegas ở quê nhà. Dù khó khăn, nhưng đây đúng là phần thưởng không gì có thể đánh đổi được.
Các bệnh nhân ở BV Nhi Arkansas đã xuất hiện ở giải Russvegas để trao huy chương cho những người thắng cuộc. Cô đóng góp tiền thưởng cho bệnh viện với hy vọng những đứa trẻ khác sẽ nhận ra ước mơ của chúng.
"Chúng ta không bao giờ biết được cuộc sống sẽ dẫn đến đâu, nhưng không bao giờ được phép bỏ cuộc, bởi ai cũng sẽ tìm được chỗ đứng trên trái đất, chỉ cần vượt qua chính mình".