Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Hội chứng rối loạn tăng động - những khám phá mới

ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là rối loạn tăng động giảm chú ý, biểu hiện thường thấy là bốc đồng, thiếu chú ý và hiếu động. Hay gặp ở nhóm 8 - 11 tuổi, bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái với tỉ lệ là 3/1.
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ADHD
Di truyền: nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một hoặc cả hai cha mẹ đều chẩn đoán bị ADHD, rủi ro trẻ mắc bệnh rất cao, nhất là có người cha mắc bệnh. Theo thống kê, cứ 3 người con của ông bố mắc ADHD thì có 1 mắc hội chứng này.
Giới tính: mặc dù nguyên nhân của hiện tượng trên vẫn chưa rõ ràng, nhưng tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái theo tỉ lệ 3/1.
Độc tố môi trường: đặc biệt là các loại hóa chất độc hại như phơi nhiễm thủy ngân, chì, nhôm và thuốc trừ sâu. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, cứ 6 phụ nữ thì có 1 sinh con mắc ADHD.
Tật nghiến răng khi ngủ (Bruxism) hoặc răng mài, là dấu hiệu cho thấy người trong cuộc dễ bị ADHD, đây là người mang cá tính loại A (tích cực/tham vọng).
Mang thai và sinh đẻ: rắc rối trong quá trình mang thai hoặc sinh con là một yếu được xem là liên quan đến ADHD.
Lạm dụng truyền hình: thay đổi hình ảnh quá nhanh, tính kích thích phim ảnh, bóp méo sự hiểu biết về thế giới của trẻ, làm thay đổi quá trình hoạt động hệ thần kinh khi trẻ đang phát triển.
2. Một số bệnh dễ nhầm với ADHD
Bệnh tuyến giáp: đặc biệt là cường giáp, làm cho trẻ em dễ bị thay đổi tâm tính, khả năng tập trung và run tay, và dễ nhầm với ADHD.
Ngưng thở khi ngủ: đây là chứng thiếu ngủ, rối loại giấc ngủ có thể làm tăng ADHD.
Hội chứng chân cẳng không yên (RLS): căn bệnh cũng dễ nhầm với ADHD.
Bệnh tâm thần, như: trầm cảm, lo âu và rối loạn lưỡng cực đều có các dấu hiệu như ADHD.
Chấn thương não: nguyên thủy, ADHD thường được cho là rối loạn tổn thương não, nhưng khoa học phát hiện thấy đây không phải nguyên nhân gây bệnh ADHD. Ngoài ra, nhiễm độc chì và bại não, cả hai đều chia sẻ các triệu chứng giống ADHD.
Khuyết tật học hành: mặc dù ADHD cũng có thể làm tăng khuyết tật học hành, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, chứng khó đọc, thường được chẩn đoán nhầm là ADHD.
Các vấn đề thính lực: bệnh thính lực thường bị nhầm lẫn với ADHD vì con người không nghe được rõ thông tin mà chỉ đoán mò, nhất là ở trẻ nhỏ, dẫn đến tình trạng học hành suy giảm.
Nhóm trẻ năng khiếu: trẻ năng khiếu thường có cá tính “cả thèm chóng chán” giống trẻ ADHD.
Dị ứng thực phẩm, hóa chất: dị ứng có thể tạo ra các triệu chứng tương tự như ADHD, nhất là ADHD xảy ra cùng dị ứng. Đôi khi người ta chỉ trị dị ứng mà lại bỏ qua ADHD.
3. Cách giảm bớt triệu chứng ADHD mà không dùng đến thuốc
Liệu pháp hành vi: hành vi trị liệu là việc xác định hành vi tiêu cực và tìm cách thay đổi chúng. Mục tiêu là thay đổi suy nghĩ, đưa ra chiến lược đối phó. Bao gồm, giúp đỡ tổ chức công việc ở nhà và bài tập về nhà, xử lý những cảm xúc mạnh mẽ thông qua việc tự giám sát và tự khen ngợi của trẻ.
Tâm lý: liệu pháp tâm lý giúp cá nhân có bệnh ADHD học cách yêu chính mình và tìm hiểu các dạng hành động tiêu cực, giúp người trong cuộc đối phó với các hành vi bất lợi này.
Đào tạo kỹ năng xã hội: liệu pháp này giúp người bệnh nhận thức người khác chính xác hơn. Mục đích, giúp các cá nhân mắc bệnh ADHD cảm thấy thoải mái hơn khi iếp xúc cộng đồng.
Các nhóm hỗ trợ: liệu pháp này giúp những người mắc bệnh tạo ra cảm giác nhận thức, chấp nhận tích cực và chia sẻ những nỗi thất vọng mà họ thường gặp mà không sợ bị phán xét.
Đào tạo kỹ năng làm cha mẹ: trẻ mắc bệnh ADHD sẽ phát triển tốt hơn nếu có cha mẹ hiểu biết, thông cảm, đặc biệt là thỏa mãn nhu cầu cho trẻ, kể cả cách xử lý hành vi xấu lẫn ca ngợi hành vi tích cực. Nó cũng có thể giúp cha mẹ hiểu được những gì con cái cần để dẫn đến thành công, bao gồm các quy tắc, thói quen phù hợp và cách tổ chức cuộc sống riêng cho trẻ mắc bệnh.
Thay đổi chế độ ăn uống: khoa học chứng minh, protein đặc biệt quan trọng cho nhóm mắc bệnh ADHD, ví dụ protein cho bữa sáng và bữa trưa bằng cách bổ sung sữa cho trẻ.
Bổ sung thảo dược: qua nghiên cứu cho thấy một số dược thảo bổ sung cho chế độ ăn uống có tác dụng giảm triệu chứng bệnh ADHD như Skullcap (Scutellaria lateriflora) hay cỏ Long ba có tác dụng tăng cường sức khỏe dây thần kinh, cân bằng tâm tính, thúc đẩy sự bình tĩnh. Cúc La Mã (German Chamomile) có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh và sự thất vọng. Cây Rambus Cola có tác dụng giúp cải thiện lưu thông lên não tăng trí nhớ và minh mẫn, ngăn ngừa sự thay đổi tâm tính đột ngột. Hoặc dùng cây bạch quả (Gingko Biloba) giúp tăng cường chức năng bộ nhớ và sự tập trung.
Liệu pháp phản hồi sinh học thần kinh (Neurofeedback): đây là phương pháp điều trị mới cho hội chứng ADHD, Neurofeedback làm việc với sóng não, đặc biệt là những người không chú ý và thiếu tập trung. Trong Neurofeedback, bác sĩ sẽ gắn cho bệnh nhân với các điện cực và tạo ra một bản đồ não của bệnh nhân, sau đó tiến hành kiểm tra và ghi lại kết quả. Trong mỗi cua thử nghiệm, trẻ được dạy để kiểm soát sóng não thông qua việc sử dụng các trò chơi máy tính theo mô hình thiết kế đặc biệt. Mặc dù vẫn còn mới, nhưng triển vọng của Neurofeedback trong điều trị ADHD là rất khả thi. Sau một năm điều trị bằng Neurofeedback, một số bệnh nhân đã giảm liều lượng thuốc trị ADHD tới 50%.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317