Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Làm thế nào để nhận biết trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý?

Phần lớn trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường bị cho rằng nghịch ngợm quá mức và sống tắc trách chứ không được hiểu rằng các em bị bệnh.

"Trẻ chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè, hoặc quá hiếu động, kém tập trung… nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng" - BS cao cấp Lý Trần Tình, Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội chia sẻ với PV về bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý.

Vậy phải dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đó là rối loạn tăng động giảm chú ý thưa bác sĩ?
Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) thường có biểu hiện như: hay mơ màng; không tuân theo các chỉ dẫn và không chú ý lắng nghe khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động có tính tổ chức; dễ dàng bị phân tâm và hay cựa quậy tay chân; thường nói quá nhiều, cắt ngang hoặc xen vào cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác; gặp khó khăn trong việc chờ đợi. 
ADHD thường gặp ở nam giới hơn ở nữ giới, các biểu hiện hành vi cũng có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ, các bé trai có thể có hiếu động quá mức trong khi các bé gái có xu hướng kém chú ý một cách lặng lẽ.
Hầu hết bệnh được phát hiện ở những năm đầu trẻ đến trường vì lúc đó phải tiếp xúc với những môi trường mới có những quy tắc, nề nếp nhất định. Quá trình tiến triển của ADHD rất phong phú. Các triệu chứng biểu hiện dai dẳng, có thể kéo dài tới tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành chiếm khoảng 50% các trường hợp.
Cho đến nay, phần lớn trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý không được công nhận là đang bị bệnh. Thay vào đó, người ta cho rằng trẻ nghịch ngợm quá mức và sống tắc trách. Chúng không được điều trị theo phương pháp thích hợp và dẫn tới hậu quả xấu.
Khi trẻ mắc bệnh này thì cuộc sống bị ảnh hưởng như thế nào?
ADHD khiến trẻ có thể phải đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển lòng tự trọng, thành tích học tập ở trường kém và gặp rắc rối trong các mối quan hệ khiến cuộc sống của trẻ gặp khó khăn. 
Ví dụ, trong lớp, có thể dẫn đến thành tích học tập kém và chịu sự chế giễu hay trách mắng từ bạn học và người lớn. Chính vì sự tăng động nên trẻ dễ bị tai nạn và thương tích nhiều hơn so với trẻ khác. 
ADHD khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp. Đặc biệt, trẻ có nguy cơ cao trở nên lạm dụng rượu và ma túy cũng như các hành vi phạm pháp khác.
Để điều trị bệnh lý này phải áp dụng như thế nào, thưa bác sĩ?
Điều trị thường bao gồm thuốc và những can thiệp về hành vi. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong kết quả điều trị bệnh.
Cha mẹ bệnh nhân được bác sĩ tư vấn

Ông có lời khuyên gì đối với cha mẹ bệnh nhân ADHD?
Việc phòng bệnh ADHD không đơn giản vì nguyên nhân chưa rõ ràng và có yếu tố di truyền nhưng chúng ta cũng có thể phòng ngừa bằng cách tránh những yếu tố nguy cơ như đảm bảo an toàn sinh nở, phòng chống những bệnh gây tổn thương não bộ, không hút thuốc uống rượu khi mang thai, tránh tiếp xúc với các chất kim loại nặng, thuốc trừ sâu, không sử dụng các phẩm màu thực phẩm gây độc hại. 
Hạn chế trẻtiếp xúc nhiều với màn ảnh. Không cho trẻ em xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử quá nhiều trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời.
Khi trẻ mắc ADHD, cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa nhi và chuyên khoa tâm thần. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ thiệt thòi cho đứa trẻ sau này.
Cảm ơn ông!
Theo Lưu Hường - VOV

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Những nhầm lẫn thường gặp về chứng tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ không phải là một loại bệnh

Hiện nay, rất nhiều người vẫn gọi tự kỷ là bệnh. Cách hiểu này dẫn đến những sai lệch về quan niệm, cách điều trị cho trẻ tự kỷ. Khi gọi tự kỷ là bệnh, mọi người sẽ ngầm hiểu rằng đã là bệnh thì sẽ có thuốc chữa và trẻ có thể bình phục hoàn toàn. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh đã đưa con đi tìm thầy thuốc chạy chữa khắp nơi, cho con uống các loại thuốc bổ quý hiếm mà không quan tâm đến các phương pháp can thiệp hiệu quả đã được khoa học chứng minh. Điều này dẫn đến tình trạng tự kỷ ở trẻ ngày một nặng hơn.
Tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác. Hiện nay, chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng. Với trường hợp nặng hơn, các biện pháp can thiệp chỉ có thể giúp trẻ ổn định và biết cách giao tiếp hơn.
Những nhầm lẫn thường gặp về chứng tự kỷ ở trẻ - ảnh 1

Sự thiếu quan tâm của cha mẹ không phải là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ nhưng là tác nhân khiến hội chứng này trầm trọng hơn

Trẻ mắc chứng tự kỷ do cha mẹ không biết cách nuôi dưỡng?

Đến tận thời điểm này, vẫn có nhiều bậc phụ huynh khi biết con mình mắc chứng tự kỷ đã vô cùng đau khổ. Đồng thời họ quay ra đổ lỗi cho bản thân vì không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, thiếu quan tâm đến con, dẫn đến việc con bị tự kỷ.
Các chuyên gia đã chứng minh rằng chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển bẩm sinh. Điều này có nghĩa là, từ khi sinh ra, trẻ đã có những biểu hiện của hội chứng này, hoặc trẻ có tiềm ẩn chứng tự kỷ từ bên trong, đến độ tuổi nào đó (thường từ 2-3 tuổi) mới bắt đầu biểu hiện ra.
Do vậy, quan niệm trẻ tự kỷ do cha mẹ ít quan tâm, gần gũi, không nói chuyện với trẻ là hoàn toàn sai lầm. Thực chất, đây chỉ là những yếu tố có thể làm cho tình trạng tự kỷ trở nên nặng hơn mà thôi.

Trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói

Những nhầm lẫn thường gặp về chứng tự kỷ ở trẻ - ảnh 2

Dạy trẻ từng kỹ năng ngôn ngữ, hành vi, nhận thức và giao tiếp để trẻ tự kỷ hòa nhập hơn với cộng đồng

Không ít bậc phụ huynh lại bị ám ảnh bởi chứng tự kỷ. Khi con chậm nói, kém tập trunghơn so với các bạn đồng trang lứa, cha mẹ đã hốt hoảng cho rằng con bị tự kỷ. Có những trường hợp, cha mẹ đưa con đến bệnh viện khám, bác sĩ đã kết luận trẻ hoàn toàn bình thường nhưng họ vẫn không tin và khăng khăng cho rằng con mình bị mắc hội chứng này.
Thực tế, chậm nói, chậm phát triển hoàn toàn khác với chứng tự kỷ mặc dù cũng có một số biểu hiện dễ bị nhầm lẫn như: giao tiếp ngôn ngữ kém, phản xạ kém… Tuy nhiên, các dạng vận động về thể chất và tinh thần ở các trẻ này lại hoàn toàn bình thường. Hơn nữa, những trẻ này vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, nhận ra và giao cảm tốt với người thân. Trẻ không nói nhưng vẫn nghe và hiểu người khác nói.
Trong khi đó, trẻ tự kỷ ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, còn tránh giao tiếp bằng mắt, ngay cả với người thân. Trẻ không thích chơi đùa với trẻ khác và cũng không nói và không hiểu ngôn ngữ.

Trẻ tự kỷ và trẻ mắc các bệnh có triệu chứng giống tự kỷ

Một số bệnh như khuyết tật thính giác, hội chứng mất ngôn ngữ dạng động kinh, bệnh u xơ cứng củ, hội chứng Williams… và chứng tự kỷ có các triệu chứng khá giống nhau. Do đó, trẻ mắc các bệnh này dễ bị chẩn đoán nhầm là bị tự kỷ. Để xác định chính xác trẻ có bị tự kỷ không, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám và tư vấn các bác sĩ chuyên ngành, không nên tự mình đưa ra kết luận vội vàng.
Những nhầm lẫn thường gặp về chứng tự kỷ ở trẻ - ảnh 3

Đôi khi, trẻ có biểu hiện giống tự kỷ nhưng lại mắc một chứng bệnh hoàn toàn khác

- Khuyết tật thính giác:
Các bậc phụ huynh thường ngay lập tức nghĩ rằng con mình bị tự kỷ khi trẻ có biểu hiện không nghe người khác gọi, phản xạ chậm chạp, tảng lờ mọi thứ, phát ra những âm thanh kỳ lạ, giao tiếp kém. Thật ra, nếu trẻ bị khuyết tật thính giác cũng sẽ có những biểu hiện như vậy do trẻ không thể nghe được lời nói, âm thanh xung quanh mình.
- Hội chứng mất ngôn ngữ dạng động kinh (Hội chứng Landau-Kleffner):
Đây là một dạng động kinh hiếm gặp ở trẻ em, thường xuất hiện ở trẻ trên 3 tuổi, có liên quan tới rối loạn ngôn ngữ mức độ nặng. Trẻ mắc hội chứng này có những hành vi co giật và 'thoái lui tự kỷ', mất ngôn ngữ đã học được. Nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được tìm ra.
- Bệnh u xơ cứng củ:
Bệnh này có những triệu chứng giống tự kỷ như: trẻ rập khuôn, không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ không bình thường; trẻ thu mình, khiếm khuyết trong tương tác.
- Hội chứng Williams:
Hội chứng này xuất hiện ngay từ khi mới sinh với tỉ lệ mắc ở bé trai và bé gái là bằng nhau. Trẻ mắc hội chứng này có một số biểu hiện đặc trưng giống tự kỷ như: chậm phát triển ở những giai đoạn tập đi, tập nói, nhạy cảm với âm thanh, lo lắng ám ảnh, không thích sự thay đổi, lặp đi lặp lại nhiều hành động vô nghĩa, khó khăn trong giao tiếp.
Tuy vậy, trẻ mắc hội chứng Williams vẫn có nhiều đặc điểm khác với trẻ tự kỷ như: trẻ thân thiện, không sợ người lạ, khả năng diễn đạt khá tốt, thích giao tiếp với mọi người.
Ảnh minh họa: Internet
Hà Vân
Theo Suckhoedoisong.vn

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường sống khép kín, thờ ơ trong việc giao tiếp, chậm nói, tiếp thu chậm về từ ngữ trong giao tiếp. Trẻ không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác, không phản ứng khi được người khác gọi tên hoặc phản ứng rất chậm, luôn lặp đi, lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
Trẻ còn có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, ăn vạ… Không hứng thú với hoạt động thể và chỉ thích chơi một mình hoặc chơi vài trò chơi có tính chất lặp lại. Rụt rè, nhút nhát, không biết cách chơi với trẻ khác. Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc, diễn biến thường diễn ra hàng ngày.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tự kỷ - ảnh 1

Trẻ tự kỷ thường sống khép kín... (Ảnh minh họa: Intenret)

Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể. Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi. Ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay cưỡng lại sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm.
Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm, chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình (một nghiên cứu tiến hành năm 2007 cho biết có tới 30% trẻ bị bệnh tự kỷ có hành vi này). Ngoài các triệu chứng chính nêu trên còn có những triệu chứng khác như: khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm, những hành vi ăn uống khác thường cũng thấy ở 3/4 số trẻ bị tự kỷ..

Kế hoạch điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

Trẻ bị tự kỷ ở tuổi nào?

Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán sai. Các bác sĩ không muốn gây căng thẳng, lo âu cho gia đình về những ảnh hưởng gây ra của bệnh.
Cơ sở của bệnh tự kỷ là di truyền, tuy nhiên tính di truyền của tự kỷ thì phức tạp. Cho đến nay, người ta chưa giải thích được nguyên nhân của bệnh là do mối tương tác gen hay do đột biến gen.
Tính chất phức tạp càng lớn do những mối tương tác của nhiều gen, mối tương tác của gen với môi trường hay những yếu tố ngoại cảnh khác. Những yếu tố này không làm biến đổi DNA nhưng có khả năng di truyền và có khả năng ảnh hưởng đến sự biểu thị gen.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, các bà mẹ mang thai đã bị tiếp xúc với hóa chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại và thuốc trừ sâu, sự tiếp xúc này làm biến đổi sự phát triển cấu trúc não của trẻ và dẫn đến tự kỷ.
Kế hoạch điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ - ảnh 1

Trẻ bị tự kỷ thường ít nói và thích chơi một mình (Ảnh minh họa: Internet)

Kế hoạch điều trị bệnh

Để điều trị chứng tự kỷ thành công nhất chúng ta phải có chương trình giáo dục sâu rộng và có hệ thống, bao gồm việc chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ và xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục, có nhiều phương pháp được xem là có hiệu quả. Tuy nhiên, không có một phương pháp nào dành cho mọi đứa trẻ bị tự kỷ. Mỗi đứa trẻ cần một phương pháp toàn diện, điều độ và nhất quán của các thầy thuốc, cha mẹ và gia đình.
Nếu trẻ có các triệu chứng nêu trên, gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi đó, trẻ sẽ được thăm khám một cách toàn diện để được đánh giá mức độ phát triển và được hưởng chương trình can thiệp giáo dục tâm lý càng sớm càng tốt.

Cha mẹ của trẻ tự kỷ cần được trị liệu

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Vanderbilt, Nashville, Mỹ, các bà mẹ có con bị tự kỷ tham gia vào chương trình 'kỹ năng ứng phó' đã nhận thấy, họ giao tiếp tốt hơn với con và cảm thấy ít căng thẳng, lo âu và trầm cảm hơn.
Tác giả nghiên cứu, Giáo sư tâm lý học Elisabeth Dykens thuộc Trường ĐH Vanderbilt, cho biết: 'Các can thiệp thường với mục đích tập trung vào trẻ em tử kỷ, nhưng những gì đang bị bỏ sót là hạnh phúc và sức khỏe của cha mẹ trẻ. Điều thực sự quan trọng là cung cấp cho cha mẹ trẻ công cụ kiểm soát sự căng thẳng và để họ tiếp tục đảm nhận tốt vai trò làm cha mẹ'.
Ông cũng cho biết: 'Những bà mẹ có con bị tự kỷ thường trải qua nhiều căng thẳng hơn và sức khỏe kém hơn, cũng như thường bị rơi vào trạng thái trầm cảm. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc chăm sóc trẻ'.
Cha mẹ của trẻ tự kỷ cần được trị liệu - ảnh 1

Các bậc cha mẹ có con tự kỷ cũng bị ảnh hưởng tâm sinh lý (Ảnh minh họa: Internet)

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 2 chương trình có thể giúp các bà mẹ có trẻ tự kỷ và lựa chọn 243 bà mẹ tham gia vào mỗi chương trình. Trong đó, 2/3 số bà mẹ có con tự kỷ (nhóm nghiên cứu), trong khi 1/3 số bà mẹ còn lại có con bị rối loạn phát triển tâm thần khác (nhóm đối chứng). Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, 85% bà mẹ có mức độ căng thẳng cao, 48% bị trầm cảm lâm sàng và 41% bị lo âu.
Dykens, Phó giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về phát triển con người Kennedy Vanderbilt, cho biết: 'Một chương trình tập trung vào tập thiền, tập thở và thực hành tâm-thể như yoga. Chương trình còn lại tập trung vào tâm lý tích cực, trong đó, bà mẹ được dạy cách để tập trung vào các mặt tích cực của cuộc sống'.
Tất cả các thành viên đã tham gia vào khóa tập huấn 1,5 giờ mỗi tuần trong suốt 6 tuần. Các nhóm sinh viên tốt nghiệp giúp chăm sóc trẻ miễn phí nên những cha mẹ có thời gian để tham gia vào khoá học.
Tiến triển của các bà mẹ được theo dõi trong 6 tháng tiếp theo. Các nhà nghiên cứu nhận thấy cả 2 chương trình đều dẫn đến giảm đáng kể căng thẳng, trầm cảm và lo âu ở bà mẹ. Các bà mẹ cũng cho biết có sự cải thiện giấc ngủ và hài lòng hơn với cuộc sống.
Kết quả cũng cho thấy, chương trình tập trung thư giãn giúp các bà mẹ cải thiện tốt hơn so với chương trình tâm lý tích cực.
Các chương trình này hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang chuẩn bị để thực hiện chương trình hướng dẫn trực tuyến cho các bậc cha mẹ và hỗ trợ các nhóm để có thể chia sẻ và sử dụng.

Hy vọng mới cho trẻ tự kỷ

Trong nghiên cứu, David Sulzer, giáo sư sinh học thần kinh và cộng sự thuộc Trường ĐH Columbia đã đánh giá 26 não của trẻ tự kỷ, trong đó gồm 13 trẻ có tuổi từ 2 đến 9, và 13 trẻ có tuổi từ 13 đến 20.
Tất cả các trẻ đều đã chết và não của chúng được so sánh giải phẫu bệnh với 22 não của trẻ không bị bệnh tự kỷ. Nhóm nghiên cứu đã đo mật độ synap thần kinh trong một lượng nhỏ mô não của mỗi bộ não nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vào cuối thời thơ ấu, mật độ synap thần kinh đã giảm khoảng một nửa trong não bộ của trẻ không bị bệnh tự kỷ, nhưng chỉ giảm 16% ở não bộ của trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Hy vọng mới cho trẻ tự kỷ - ảnh 1

 Trẻ tự kỷ có lượng synap thần kinh tăng quá mức so với trẻ bình thường (Ảnh minh họa: Internet)

Các nhà nghiên cứu tin rằng, có thể thực hiện được việc giảm số lượng các synap thần kinh thông qua điều trị bằng thuốc. Họ đã đưa ra giả thuyết khoa học rằng, việc có quá nhiều sinap thần kinh có thể gây ảnh hưởng lớn tới các chức năng của não.
Sở dĩ có quá nhiều sinap thần kinh trong não của trẻ tự kỷ là do sự suy giảm quy trình 'cắt tỉa' não bình thường trong quá trình phát triển não bộ của trẻ.
Theo họ, 'Đây là lần đầu tiên con người phát hiện ra điều này, mặc dù số lượng synap thần kinh có thấp hơn ở một số vùng não của nhóm trẻ lớn tuổi hơn và chuột có hành vi giống như tự kỷ'.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, rapamycin, một thuốc ức chế miễn dịch giúp ngăn ngừa phản ứng thải loại tạng ghép và được dùng để bọc một số stent động mạch vành. Ngoài ra, có thể giúp phục hồi quy trình 'cắt tỉa' synap thần kinh bình thường và cải thiện hành vi giống tự kỷ ở chuột. Hiệu quả này được nhận thấy ngay cả khi thuốc được sử dụng ở chuột đã có các hành vi bệnh lý.
Theo nhóm nghiên cứu 'vì rapamycin có thể gây ra tác dụng phụ nên có thể cản trở tới việc sử dụng nó cho trẻ bị bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, thực tế chúng ta đã thấy có sự thay đổi về hành vi khi dùng thuốc. Điều này giúp gợi ý rằng, bệnh tự kỷ vẫn có thể điều trị được ngay cả khi trẻ đã có chẩn đoán bệnh, nếu chúng ta có thể tìm ra một loại thuốc tốt hơn'.
Theo thông tin được công bố trên tạp chí Neuron online ngày 21/8/2014, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra manh mối về nguyên nhân gây ra khiếm khuyết trong quy trình 'cắt tỉa' synap thần kinh ở não bộ của trẻ tự kỷ.

Tại sao trẻ bị tự kỷ?

Nguyên nhân chính xác gây những bất thường này chưa được biết đến trong hầu hết các trường hợp, được quy cho là đa nguyên nhân, bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.
Yếu tố di truyền là tác nhân quan trọng nhất được thừa nhận một cách rộng rãi. Những nghiên cứu gần đây hướng đến việc tìm ra một gen bị đột biến, một gen tổ hợp hoặc một tương tác gen nào đó gây ra bệnh. Điều này để lý giải cho việc cha mẹ bình thường vẫn có thể sinh trẻ tự kỷ.
Tại sao trẻ bị tự kỷ? - ảnh 1

Nguyên nhân chính xác gây những bất thường này chưa được biết đến (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ra, lưu ý tuổi của cha mẹ khi sinh con, đặc biệt nếu cha lớn tuổi thì nguy cơ sinh con tự kỷ cao vì khi này tinh trùng dễ bị đột biến hơn.
Yếu tố môi trường, các bệnh lý mẹ mắc phải trước và trong thời kỳ mang thai: nhiễm vi-rút, sởi, quai bị, rubella, mẹ bị đái tháo đường, bị bệnh lý tuyến giáp. Mẹ sử dụng các thuốc trong thai kỳ: thuốc an thần, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị dạ dày, thuốc điều trị viêm khớp…
Mẹ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ với nồng độ cao và liên tục… thì dễ gây ra những bất thường về gen. Những bà mẹ bị sang chấn stress trong lúc mang thai con cũng dễ có nguy cơ hơn.
Ngoài ra cân nặng của trẻ lúc sinh thấp, ngạt sau sinh, sinh non (đặc biệt bị xuất huyết tiểu não), thời gian chuyển dạ kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

Chẩn đoán bệnh tự kỷ bằng kiểm tra sóng não

Nghiên cứu được thực hiên tại Trường cao đẳng Y Dược Albert Einstein, Đại học Yeshiva, Mỹ và đăng tải trên tạp chí Tự kỷ và Khuyết tật.
TS. Sophie Molhol, Khoa Thần kinh học, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: 'Một trong những thách thức điều trị bệnh tự kỷ là không biết dựa trên phương pháp nào để phân loại bệnh nhân vào các phân nhóm của bệnh'. Do đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với 43 trẻ em ASD tuổi từ 6 - 17 bằng phương pháp sóng điện não đồ(EEG) để ghi lại mức độ tự kỷ của các bệnh nhân.
Chẩn đoán bệnh tự kỷ bằng kiểm tra sóng não - ảnh 1

Đo phản ứng não với âm thanh có thể chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (ASD) (Ảnh minh họa: Internet)

Các đối tượng tham gia bài kiểm tra đơn giản về thính giác, thị giác và được hướng dẫn ấn các nút đơn giản sau khi nghe giai điệu, nhìn thấy hình ảnh. Ghi EEG liên tục được thực hiện thông qua 70 điện cực da đầu để xác định mức độ bộ não trẻ xử lý như thế nào.
Tốc độ xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh liên quan chặt chẽ đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh tự kỷ. Trẻ mắc ASD càng cần nhiều thời gian để xử lý tín hiệu thì triệu chứng tự kỷ của người đó càng nghiêm trọng.
Theo TS. Molholm: 'Chẩn đoán phát hiện tự kỷ sớm giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn đầu phát triển của bệnh, tăng hiệu quả của việc điều trị'.

Dấu hiệu phát hiện sớm chứng tự kỷ

Cùng theo dõi Infographic dưới đây để biết rõ hơn về các dấu hiệu phát hiện sớm chứng tự kỷ.
Infographic: Dấu hiệu phát hiện sớm chứng tự kỷ - ảnh 1
Infographic: Dấu hiệu phát hiện sớm chứng tự kỷ - ảnh 2
Infographic: Dấu hiệu phát hiện sớm chứng tự kỷ - ảnh 3
Infographic: Dấu hiệu phát hiện sớm chứng tự kỷ - ảnh 4

Mẹ sinh quá dày hoặc quá thưa, con dễ bị tự kỷ

Các em nhỏ có khả năng mắc tự kỷ cao hơn 150% nếu chúng được thụ thai dưới một năm sau khi mẹ sinh anh/chị, so với những trẻ sinh thưa hơn. Khoảng cách an toàn để thụ thai là 2-4 năm. Nhưng nếu em bé được thụ thai sau 5 năm anh chị chào đời thì nguy cơ tự kỷ lại tăng 30% và nếu là 10 năm thì tăng tới 40%.
'Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về các yếu tố xảy ra gần hoặc trong giai đoạn trước sinh có vai trò trong bệnh tự kỷ', trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Alan Brown, Đại học Columbia, nói.
Nhóm nghiên cứu cho biết, vẫn chưa rõ liệu việc tăng nguy cơ này trực tiếp gây ra bởi khoảng cách sinh hay yếu tố khác. Nhưng tiến sĩ Keely Cheslack-Postava nhấn mạnh: 'Rất đáng quan tâm khi ta thấy rằng nguy cơ chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ cao hơn ở cả khoảng cách mang thai gần và xa'.
Mẹ sinh quá dày hoặc quá thưa, con dễ bị tự kỷ - ảnh 1

Mẹ sinh quá dày hoặc quá thưa, con dễ bị tự kỷ (Ảnh minh họa: Intenret)

Theo Telegraph, nghiên cứu từ Đại học Columbia (Mỹ) thực hiện trên 7.000 trẻ chào đời từ năm 1987 đến 2005 ở Phần Lan. Khoảng 1/3 số trẻ được chẩn đoán tự kỷ. Nghiên cứu đã khống chế số tuổi cha mẹ, số anh chị em của trẻ và những rối loạn tâm lý trước đó. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy trẻ được thụ thai gần thời điểm anh hay chị của bé chào đời có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn.
Khoảng 700.000 người ở Anh được xác định là mắc tự kỷ, tỷ lệ là khoảng 1/100 dân số. Xấp xỉ 1/3 số người bị khuyết tật học tập có thể mắc tự kỷ. Tự kỷ có thể được nhận biết từ rất sớm với những trẻ mầm non khi bé phải vật lộn với việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, không thể hiện tình cảm, từ chối quan hệ bạn bè hay có những chuyển động lặp đi lặp lại.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, tự kỷ và hội chứng Asperger có thể được chẩn đoán thái quá và vấn đề này không phổ biến như chúng ta lo sợ. Nghiên cứu trên được đăng tải trên Tạp chí American Academy of child and Adolescent Psychiatry.

ThS Chu Văn Điểu: Chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ

ThS Chu Văn Điểu: Tiêu chí chuẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ - ảnh 1
Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp, khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: Kém khả năng tập trung chú ý, khó kiểm soát hành vi, hoạt động quá mức, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ tương tác với xã hội.
Để chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý, ThS. Chu Văn Điểu - Từng làm việc tại Bệnh viện cho biết:
'Có hai tiêu chí chẩn đoán bệnh bao gồm:
1- Tiêu chuẩn về giảm chú ý: Phải có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý, tồn tại tối thiểu là 6 tháng.
- Không thể tập trung chú ý vào các chi tiết hoặc phạm những lỗi lầm bất cẩn trong học tập, làm việc hay các hoạt động khác.
- Khó khăn duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.
- Không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.
- Không tuân theo hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc ở nhà.
- Khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.
- Né tránh, không thích các công việc đòi hỏi sự cố gắng trong thời gian dài.
- Hay để mất dụng cụ học tập hay đồ chơi, sách vở.
- Dễ bị phân tán bởi các tác động từ bên ngoài.
- Hay quên các công việc hàng ngày.
2- Tiêu chuẩn về tăng động: Có ít nhất 6 triệu chứng tăng động và bồng bột, tồn tại tối thiểu là 6 tháng.
- Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.
- Hay rời bỏ chỗ ngồi khi đòi hỏi phải ngồi yên.
- Chạy nhảy leo trèo quá mức.
- Khó tham gia các trò chơi giải trí đòi hỏi các hoạt động nhẹ nhàng.
- Luôn di chuyển hoặc hành động như đang lái ô tô.
- Thường nói quá nhiều.
- Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.
- Khó chờ đợi đến lượt mình.
- Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác'.

Gen di truyền: Nguyên nhân gây chứng tự kỷ

Đó là kết quả nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Y Sinh Rome. Kết quả nghiên cứu mới nhất do Viện này tiến hành với 200 gia đình có người mắc chứng tự kỷ cho thấy: có khoảng 30% số ca mắc chứng tự kỷ có nguyên nhân từ gen di truyền.
Trên cơ sở kết quả này, giới y học hy vọng có thể sớm tìm ra những nguyên nhân khác gây ra chứng tự kỷ.
Gen di truyền- nguyên nhân gây chứng tự kỷ - ảnh 1

Gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây chứng tự kỷ (Ảnh minh họa: Internet)

Theo giáo sư Antonio Persico, đại diện cho nhóm nghiên cứu, trong một tương lai gần, y học sẽ có khả năng xác định được phác đồ điều trị và chăm sóc cho người tự kỷ.
Ngày 2/4 hàng năm được coi là ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ trên toàn thế giới.
Tại Italy, thống kê cho thấy Italy có khoảng 400.000 gia đình có bệnh nhân tự kỷ. Theo thông lệ, nhiều trung tâm thành phố lớn sẽ bật đèn màu xanh tím để kỷ niệm và thu hút sự chú ý của cộng đồng, xã hội đối với chứng bệnh tự kỷ trong ngày này.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động tuyên truyền, tuần hành, hoạt động văn hóa cho người mắc chứng tự kỷ và do những bệnh nhân tự kỷ biểu diễn cũng diễn ra ở nhiều nơi.

Nguy cơ mắc tự kỷ khi trẻ biếng ăn kéo dài

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cambridge (Anh).
Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất như kém phát triển và chậm hấp thu dưỡng chất, mức độ nặng có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, biếng ăn cũng gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc của trẻ. Các bé gái biếng ăn luôn luôn lo ngại về vấn đề cân nặng, vóc dáng và chế độ ăn kiêng.
Nghiên cứu mới đây cho thấy, trẻ em nữ bị biếng ăn có các triệu chứng tự kỷ vượt mức trung bình. Ngoài những biểu hiện lâm sàng, tâm lý của người bệnh mắc chứng biếng ăn cũng tương đồng với người mắc tự kỷ.
Người mắc bệnh tự kỷ có những mức độ suy yếu khác nhau tới ba hệ thống chính của cơ thể: tương tác xã hội và sự đồng cảm hay hiểu biết. Những hành động lặp lại và sở thích, cuối cùng là ngôn ngữ và giao tiếp.
Nghiên cứu cho thấy, tự kỷ và biếng ăn có những điểm tương đồng như: thái độ và hành động cứng nhắc, xu hướng khép mình, quan tâm quá mức tới chi tiết. Cả hai rối loạn này đều có những khác biệt về cấu trúc và chức năng của não trong đó có khả năng nhận thức xã hội.
Nguy cơ mắc tự kỷ khi trẻ biếng ăn kéo dài - ảnh 1

Trẻ biếng ăn có thể bị tự kỷ (Ảnh minh họa: Internet)

Ở Mỹ, cứ 50 trẻ độ tuổi tới trường thì có 1 trẻ mắc triệu chứng tự kỷ. Ở châu Âu, con số này là 1/100 trẻ. Đa phần các trường hợp này xuất hiện nhiều hơn với bé trai.
Tuy nhiên, những phát hiện mới cho thấy, có nhiều trường hợp bé gái cũng bị tự kỷ nhưng các bác sỹ chỉ chẩn đoán được chứng biếng ăn qua những dấu hiệu ban đầu.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu hơn 1.600 bệnh nhân cùng độ tuổi thiếu niên với các cuộc kiểm tra nhận dạng bệnh tự kỷ (AQ), chỉ số thông minh xã hội (SQ) và chỉ số thông minh xúc cảm (EQ).
Kết quả cho thấy, cuộc kiểm tra AQ ghi nhận số lượng trẻ em nữ bị biếng ăn có nhiều triệu chứng tự kỷ, SQ cao hơn và EQ giảm. Những số liệu này khá tương đồng với bệnh nhân tự kỷ.
Việc phát hiện ra triệu chứng tự kỷ ở các đối tượng mắc biếng ăn này có thể giúp ích cho kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ qua đó hi vọng sẽ có cách nhìn khác trong phương pháp chữa trị.

Nguy cơ sinh con tự kỷ khi mẹ mang bầu bị cúm, sốt

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch được công bố vào năm 2012.
Sau khi khảo sát mẹ của 97.000 trẻ em trong độ tuổi từ 8-14 tuổi, sinh từ năm 1997-2003 tại Đan Mạch, các nhà khoa học thấy rằng, chỉ có 1%, tương đương với 970 em trong số trên được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ.
Nguy cơ sinh con tự kỷ khi mẹ mang bầu bị cúm, sốt - ảnh 1

Phụ nữ mang bầu bị cúm, sốt dễ sinh con mắc bệnh tự kỷ (Ảnh minh họa: Internet)

Các nhà khoa học cho biết, các vấn để về hô hấp nhẹ, xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc đường sinh dục, sốt nhẹ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh ở các bà mẹ trong thời kỳ mang thai không phải là một yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tự kỷ.
Tuy nhiên, ở những trẻ có mẹ từng bị sốt hoặc cúm trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp hai lần so với những đứa trẻ có mẹ không bị như vậy. Trong khi đó, những em có mẹ từng bị sốt kéo dài hơn bảy ngày trước tuần mang thai 32, nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp ba lần so với những em khác.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Nhi khoa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng nhấn mạnh sự liên quan giữa bệnh sốt trong thời gian mang thai và bệnh tự kỷ ở trẻ có thể là một 'sự trùng hợp ngẫu nhiên' và có thể sẽ cần đến các nghiên cứu sâu hơn nữa trong thời gian tới.

Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ khi nhiễm chất dioxin

Đó là công bố phát hiện mới của phó giáo sư Muneko Nishijo thuộc Đại học Y Kanazawa, Nhật Bản.
Qua điều tra và nghiên cứu những em bé bị nhiễm chất độc dioxin trong giai đoạn thai nhi được cho là sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp và hoạt động xã hội.
Phó giáo sư Nishijo đã nghiên cứu 153 em nhỏ Việt Nam, nơi từng hứng chịu một lượng lớn chất diệt cỏ có chứa dioxin mà quân đội Mỹ rải từ năm 1960-1970. Đây là lần đầu tiên trên thế giới có một công trình nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa chất độc da cam/dioxin và chứng bệnh tự kỷ.
Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ khi nhiễm chất dioxin - ảnh 1

Chất độc dioxin có tác hại làm gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em (Ảnh minh họa: Internet)

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành đo nồng độ dioxin trong sữa của các bà mẹ khoảng một tháng sau khi sinh. Sau đó đã đưa ra 70 câu hỏi dành cho các bà mẹ khi con được 3 tuổi để tìm hiểu việc có hay không chứng tự kỷ ở trẻ em.
Kết quả điều tra cho thấy, nồng đột chất 'tetrachloride dioxin,' (chất có độc tính cao nhất trong số các loại dioxin), càng cao thì xu hướng mắc chứng tự kỷ càng thể hiện rõ ràng hơn ở khả năng hòa nhập xã hội và truyền đạt của trẻ.
Ngoài ra, điều tra không thấy có ảnh hưởng nào đến sự phát triển của hệ thần kinh như khả năng nhận thức hay ngôn ngữ. Theo phó giáo sư Nishijo, kết quả nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí y học chuyên ngành ngày 18/3/2014.

Nguy cơ mắc tự kỷ ở con của sản phụ lớn tuổi

Đây là kết quả nghiên cứu do các nhà nghiên cứu Học Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học King London (Anh) hợp tác thực hiện.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân nhóm đối với các sản phụ có độ tuổi khác nhau, kết quả cho thấy, con cái của các sản phụ trên 35 tuổi có 30% nguy cơ mắc bệnh tự kỷ so với những sản phụ dưới 35 tuổi. Còn đối với các sản phụ dưới 20 tuổi, nguy cơ mắc bệnh rất thấp.
Nguy cơ mắc tự kỷ ở con của sản phụ lớn tuổi - ảnh 1

 Con của các sản phụ cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ (Ảnh minh họa: Internet)

Ông Sven Sandin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự đoán, điều này có thể có liên quan đến yếu tố môi trường và sự thay đổi gen của sản phụ lớn tuổi.
Bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh nghiêm trọng, bệnh thường xuất hiện trước ba tuổi với triệu chứng chủ yếu như lạnh lùng, chối giao tiếp, chậm phát triển ngôn ngữ...
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, nguyên nhân gây bệnh tự kỷ do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã từng bước chỉ ra rằng, các nhân tố phi di truyền như môi trường cũng liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ.

Thiết bị giúp trẻ bị tự kỷ giao tiếp tốt

Đây là thiết bị do Tom Kirkman, một sinh viên Trường Đại học Dundee, Scotland đã phát minh ra.
Passive Play là một thiết bị tương tác dành cho những đứa trẻ bị tự kỷ. Thiết bị này có hình lập phương, với các mặt cảm ứng có các hình vẽ đặc thù, được kết nối với một ứng dụng chạy trên nền tảng hệ điều hành iOS.
Thiết bị giúp trẻ bị tự kỷ giao tiếp tốt - ảnh 1

Thiết bị Passive Play giúp trẻ bị tự kỷ giao tiếp tốt (Ảnh minh họa: Internet)

Khi những đứa trẻ tác động vào các mặt cảm ứng của thiết bị, tín hiệu sẽ được gửi đến thiết bị của cha mẹ chúng. Qua đó, cha mẹ của đứa trẻ có thể biết được con mình thích hình vẽ nào, từ đó sẽ có khả năng kết nối và tương tác với con mình tốt hơn.
Thiết bị này được cho là phát huy tác dụng khám phá được suy nghĩ của các trẻ tự kỷ, vì chúng thường không giao tiếp với mọi người xung quanh và chỉ thể hiện những suy nghĩ thực khi ở một mình.
Passive Play không chỉ giúp các bậc cha mẹ giao tiếp tốt hơn với đứa trẻ bị tử kỷ mà sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu được nhiều hơn về căn bệnh này.

Thực phẩm giúp điều trị bệnh tự kỷ

Đó là kết quả sau khi tiến hành các thử nghiệm trên chuột của các nhà khoa học Mỹ ngày 6/9/2012.
Tạp chí Science số ra ngày 6/9/2012 cho biết, thực phẩm chức năng trên có khả năng cải thiện hiệu quả các triệu chứng thần kinh bất thường ở những con chuột bị bệnh tự kỷ kết hợp chứng thần kinh co giật.
Loại thực phẩm này có thể tác động lên các biến thể gen gây ra bệnh tự kỷ, giúp làm cân bằng quá trình chuyển hóa các a-xít amino.
Trước đó, các nhà khoa học đã tiến hành phân lập biến thể gene của những trẻ em bị bệnh tự kỷ nặng kèm chứng thần kinh co giật. Và họ thấy rằng, các biến thể gen này có khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các a-xít amino thiết yếu (viết tắt là BCAAs).
(Chị Hà)Thực phẩm điều trị bệnh tự kỷ - ảnh 1

Thực phẩm chức năng hiện nay có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm (Ảnh minh họa: Internet)

Chính vì quá trình chuyển hóa chất bị đẩy nhanh nên những bệnh nhân có biến thể gen bất thường thường đốt cháy lượng dự trữ a-xít amino nhanh hơn so với người bình thường. Điều này gây ra sự mất cân bằng chuyển hóa chất và rơi vào các triệu chứng thần kinh dạng tự kỷ.
Ông Joseph Gleeson thuộc trường đại học Caifornia, San Diego - Mỹ chia sẻ: 'Nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thực phẩm chức năng lại có thể tác động tới các biến thể gene trong quá trình trao đổi chất. Điều này giúp cải thiện tình trạng thần kinh cho những bệnh nhân tự kỷ'.
Đáng nói là phương pháp điều trị tiềm năng này rất rõ ràng và đơn giản, vì chỉ cần cung cấp cho bệnh nhân tự kỷ lượng a-xít amino mà cơ thể họ đang thiếu qua việc dùng thực phẩm chức năng trên.
Kết quả nghiên cứu trên là chiếc chìa khóa giúp các nhà khoa học tìm ra phác đồ điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân tự kỷ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, vẫn cần thêm thời gian để có các nghiên cứu sâu hơn nữa, trước khi chính thức sử dụng cho người.

Triển vọng về chữa bệnh tự kỷ

Phát hiện trên được thực hiện bởi Viện công nghệ Italy ở Genoa, nơi giáo sư chuyên ngành giải phẫu và sinh học thần kinh người Italy Daniele Piomelli thuộc Đại học California ở Irvine, Mỹ làm việc.
Hội chứng Fragile X là nguyên nhân về gen phổ biến nhất của bệnh tự kỷ do một vấn đề với nhiễm sắc thể X.
Trẻ em sinh ra mắc Hội chứng Fragile X không thể sản sinh ra một loại protein có tên Fragile X Mental Retardation Protein (FMRP), vốn đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển thần kinh bình thường.
Triển vọng về chữa bệnh tự kỷ - ảnh 1

Hội chứng Fragile X là nguyên nhân về gen phổ biến nhất của bệnh tự kỷ (Ảnh minh họa: Internet)

Bằng việc nghiên cứu vai trò của protein FMRP trong chức năng thần kinh trên những con chuột biến đổi gen, Piomelli và nhóm của ông cho biết, đã phát hiện ra một phân tử kích thích hành động 'hiệu chỉnh' trong não của những con chuột biến đổi gen mang Hội chứng Fragile X. Phân tử này dường như giúp chức năng thần kinh khôi phục trạng thái bình thường.
'Những kết quả này hết sức quan trọng vì chúng cho thấy sự hiện diện của các phân tử có thể trung hòa những tác động của bệnh tử kỷ đối với hành vi. Nhưng đáng tiếc phát hiện này không có nghĩa là chúng tôi đã tìm ra phương pháp điều trị bệnh tự kỷ. Đây mới chỉ khám phá ra một con đường đầy triển vọng cho việc nghiên cứu theo hướng dược lý.'
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bệnh tự kỷ ảnh hưởng đến 1/88 đứa trẻ ở Mỹ, trong khi tỷ lệ này ở Italy là 1/100.

Dấu hiệu mới của người mắc bệnh tự kỷ

Những người tự kỷ thường chú trọng đến nội dung trò chuyện khi muốn phán đoán thái độ của đối tượng giao tiếp có thân thiện hay không. Trong khi những người bình thường lại nghiêng về các thông tin đối ngoại như biểu cảm, âm thanh.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Public Library of Science One tháng 6/2012.
Dấu hiệu mới của người mắc bệnh tự kỷ - ảnh 1

Người tự kỷ chú trọng đến nội dung trò chuyện khi muốn phán đoán thái độ của đối tượng giao tiếp (Ảnh minh họa: Intenret)

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã để 15 người mắc bệnh tự kỷ là nam giới trưởng thành và không có trở ngại về trí lực xem những hình ảnh khác nhau. Diễn viên trong các hình ảnh này lần lượt với khuôn mặt rạng rỡ, nói ra những từ tiêu cực như 'rắc rối rồi,' hoặc dùng vẻ mặt và âm thanh đáng sợ để nói những từ khẳng định như 'tuyệt vời'.
Sau đó họ hỏi những người trên xem thái độ của diễn viễn nào là thân thiện. Kết quả cho thấy, những người tự kỷ thường dựa vào nội dung từ vựng để phán đoán đối tượng có thân thiện hay không.
Trong khi kết quả thí nghiệm tương tự với 17 nam giới khỏe mạnh và bình thường thì hoàn toàn ngược lại, họ chú trọng hơn đến nét biểu cảm của đối tượng giao tiếp.
Kết quả này đem lại hy vọng giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tự kỷ trong tương lai.

Chẩn đoán tự kỷ qua phương pháp xét nghiệm mới

Chẩn đoán hội chứng nhiễm sắc thể X dễ tổn thương là nguyên nhân di truyền thường gặp nhất gây ra bệnh tự kỷ.
Hội chứng này có ảnh hưởng tới khoảng 70.000 người Australia nhưng hiện khó phát hiện ở nữ giới. Những người có thể mang gen trên nhưng đa phần không xuất hiện triệu chứng nào.
Chẩn đoán tự kỷ qua phương pháp xét nghiệm mới - ảnh 1

Phương pháp xét nghiệm mới giúp chẩn đoán bệnh tự kỷ (Ảnh minh họa: Internet)

Theo tờ Thời đại, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu trẻ em Murdoch đã phát hiện ra rằng, một xét nghiệm máu phân tích ADN không tốn kém có thể đưa ra kết quả chính xác thể loại cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà gen di truyền có thể gây ra.
Xét nghiệm mới này cho phép chẩn đoán đối với trẻ em ngay lúc mới sinh hay khi còn bé thay vì phải chờ đợi cho tới khi các triệu chứng xuất hiện lúc trẻ được khoảng 3 tuổi.
Hội chứng tự kỷ có thể dẫn tới một loạt rối loạn phát triển, thể trạng và hành vi. Phát hiện mới này, được đăng tải trên tạp chí Clinical Chemistry, là cơ sở cho việc theo dõi trẻ em trong toàn cộng đồng, cho phép sớm ngăn ngừa trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong kỹ năng tìm kiếm

Đó là kết quả một nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Mỹ) số ra ngày 21-25/12.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Bristol đã kiểm tra các trẻ tự kỷ thông qua khả năng thực hiện những công việc trong thực tế cuộc sống của chúng. Kết quả, họ thấy chúng không có khả năng tìm kiếm hiệu quả các vật dụng trong những tình huống thực tế - một kỹ năng cần thiết để trẻ độc lập được trong thời thơ ấu.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã nói với 40 trẻ, một nửa trong số này bị tự kỷ, tìm kiếm các mục tiêu trong một phòng thí nghiệm thư giãn. Các mục tiêu này được sắp xếp dồn nhiều vào một phía hơn là những chỗ khác.
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong kỹ năng tìm kiếm - ảnh 1

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong kỹ năng tìm kiếm (Ảnh minh họa: Intenret)

Việc này nhằm kiểm nghiệm xem những trẻ tự kỷ có nhặt được đồ vật trong hỗn hợp nhanh hơn các trẻ khác hay không. Ngạc nhiên thay, họ thấy những trẻ tự kỷ kém hiệu quả và lộn xộn hơn trong việc tìm kiếm mục tiêu so với các bé bình thường.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này có thể giúp giải thích tại sao trẻ tự kỷ thường không có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản.
Khả năng làm việc hiệu quả và có hệ thống trong những nhiệm vụ phản ánh các hành vi ứng xử hàng ngày như vậy cho phép chúng ta hoạt động như những trẻ độc lập.
Nghiên cứu này gọi mở ra một cơ hội thú vị khai thác những kỹ năng tiềm ẩn có thể giúp người bị tự kỷ sống độc lập.
Hiện nay có khoảng 1,5 triệu người Mỹ bị tự kỷ, không có khả năng giao tiếp và tương tác với những người khác.