Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Ra mắt phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam

Trung Tâm sáng kiến Sức khỏe và Dân số phối hợp với Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam vừa tổ chức chương trình “Tương tác và khám phá - Ngày hội cùng trẻ tự kỷ”, thu hút hàng trăm trẻ nhỏ, trẻ tự kỷ và các bậc phụ huynh tham gia.

Dự án này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, cha mẹ trẻ có con nhỏ, cha mẹ trẻ tự kỷ, và các trẻ tự kỷ. Tham gia vào chương trình này, các cha mẹ cũng có cơ hội giao lưu và kết nối với mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam. 

GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến, giảng viên cao cấp Học viện Quản lý Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, đây là chương trình đi theo cách tiếp cận từ gia đình đến cộng đồng, giúp cho các bậc cha mẹ phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.

ra mat phan mem giup phat hien chung tu ky tai viet nam hinh 0
Các bậc phụ huynh được hướng dân truy cập phần mềm A365, phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ em

“Chương trình này có thể đánh giá, tự phát hiện con mình theo 5 dấu hiệu cờ đỏ, đưa ra các đánh giá, tự phát hiện con mình theo 5 dấu hiệu cờ đỏ đã được các tổ chức y tế khuyến cáo, giúp cho các bậc cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu về chứng tự kỷ ở con mình. 
Sau đó, họ sẽ có những bài giới thiệu để can thiệp sớm cho các con. Cha mẹ hoặc bất kỳ ai muốn tìm hiểu về những chương trình này đều có thể truy cập online để tiếp cận được. Tôi nghĩ rằng đây là cách làm rất đại chúng, rất phổ thông và rất tốt cho các bậc cha mẹ” - TS Hoàng Yến nói.

Hiện nay, tự kỷ đang là một trong những mối quan tâm lo ngại của toàn xã hội khi mà con số về trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày tăng lên theo tình trạng đáng báo động. Việc phát hiện sớm tự kỷ là một vấn đề cấp bách và quan trọng.

Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm, sẽ có nhiều cơ hội can thiệp hiệu quả và hòa nhập xã hội. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng tự kỷ nhưng theo báo cáo của khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ được chẩn tự kỷ trong năm 2010 tăng gấp 4 lần so với năm 2008 và ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm sau.

Hội y tế công cộng ước tính số người tự kỷ ở Việt Nam là 160.000 người. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng con số đó chỉ phản ánh một phần của tảng băng chìm do hiểu biết và khả năng phát hiện, đánh giá, can thiệp còn hạn chế.

Theo Kim Thanh - VOV

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiQ4ZMCkWKWqAJr1o7V4V8iMAvFJsOrgfe090b2NaUtwVWyu7ZkVtG0zKfKsEwMA0-iuaImf-77vHnz9Gj4FIdaJIUwSMOrHpTEoCuSX0XasxqBPuENbigozlzmyvp-xU2s1HOVpZ-4Iuc/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Người tự kỷ thường chết sớm

Trước đây nhiều công trình chỉ ra người tự kỷ có nguy cơ cao mắc các bệnh như trầm cảm, lo âu, động kinh, tiểu đường và tim mạch. Ngày nay, nghiên cứu của Viện Karolinska (Thụy Điển) phát hiện tự kỷ khiến cuộc sống con người bị rút ngắn.
nguoi-tu-ky-thuong-chet-som
Bệnh nhân tự kỷ đối mặt với tuổi thọ giảm sút. Ảnh: amillionlives.net.
Theo WebMD, các nhà khoa học đã so sánh hồ sơ sức khỏe của 27.122 bệnh nhân tự kỷ được chẩn đoán trong giai đoạn 1987-2009 với 2 triệu người khỏe mạnh. Kết quả, nhóm tác giả nhận thấy người tự kỷ có tuổi thọ bị giảm 16 năm xuống còn 54 tuổi. 
Nguy cơ tử vong sớm của bệnh nhân tự kỷ kèm khuyết tật học tập tăng 40 lần do các vấn đề thần kinh đi kèm, cuộc sống của họ kéo dài hơn 39 năm, ít hơn 30 năm so với người bình thường. Người tự kỷ không kèm khuyết tập học tập lại dễ chết vì tự tử với tỷ lệ cao hơn 9 lần những ai không mắc hội chứng. Họ thường ra đi ở tuổi 58.
"Mỗi cái chết đều là bi kịch cá nhân và sự phẫn nộ quốc gia. Trong nhiều năm trời, xã hội cùng hệ thống y tế đã bỏ qua tiếng nói của những gia đình tuyệt vọng vì mất người thân bị tự kỷ quá sớm", Jon Spiers, Giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu tự kỷ Autistica (Anh) nói.
Ông cho rằng, ngay ở những quốc gia phát triển như Anh, hiểu biết về tự kỷ vẫn còn hạn chế nên chính phủ các nước cần thực hiện thêm khảo sát, nghiên cứu nhằm giúp cộng đồng người tự kỷ được chăm sóc tốt hơn.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Những suy nghĩ sai lầm về hội chứng tự kỷ cần thay đổi ngay

Trong những năm gần đây, số trẻ em sinh ra mắc phải hội chứng tự kỷ có xu hướng tăng lên. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có cái nhìn, suy nghĩ sai lầm về hội chứng này. Chính sự hiểu lầm này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ cũng như gây áp lực cho gia đình có trẻ tự kỷ.

1. Nguyên nhân của tự kỷ là do thiếu sự quan tâm, chăm sóc

Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng trẻ bị tự kỷ là do thiếu sự quan tâm chăm sóc, sự yêu thương đùm bọc của bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Nhưng trên thực tế, đây là một hội chứng do tổ chức não bộ thiếu kết nối với nhau vì vậy não bộ của trẻ tự kỷ không có khả năng tích hợp thông tin gây cản trở đến việc giao tiếp. Đây là một chứng rối loạn bẩm sinh chứ không phải do ăn uống hay có tính di truyền. 

Những suy nghĩ sai lầm cần thay đổi về hội chứng tự kỷ

2. Xác định tự kỷ bằng việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi...

Trong thời gian qua, nhiều người rộ lên tin đồn có thể xác định tự kỷ qua việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi, xét nghiệm ADN… nhưng tất cả đều không mang lại kết quả chính xác. Trên thực tế, để xác định được trẻ có mắc phải hội chứng tự kỷ hay không, mức độ thế nào thì hiện tại vẫn dựa vào sự tương tác của trẻ với môi trường xã hội. 

Và để xác định được thì cần gặp những người có kinh nghiệm lâu năm, các chuyên gia trong nghành để xác định đúng và đưa ra hướng can thiệp tốt nhất cho trẻ. 

3. Biểu hiện của tự kỷ là ít nói, không thích tiếp xúc với mọi người

Đại đa số mọi người khi được hỏi đến về hội chứng tự kỷ đều cho rằng: những người tự kỷ thường ít nói, không biết nói, không thích tiếp xúc với mọi người hay là những người điên khùng, thần kinh… những hiểu lầm “chết người” này khiến trẻ tự kỷ và phụ huynh gặp không ít khó khăn về việc tạo ra môi trường cho trẻ hòa nhập với xã hội.

Những người có hội chứng tự kỷ tuy gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tiếp nhận thông tin và hành vi nhưng họ vẫn có thể tiếp nhận nếu người hướng dẫn biết cách truyền tải thông tin. 
Những suy nghĩ sai lầm về hội chứng tự kỷ cần thay đổi ngay
Ở trẻ tự kỷ, mỗi em sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng điển hình là: không nhìn vào mắt người giao tiếp, không quan tâm tới những vấn đề xung quanh, làm việc một cách rập khuôn, nhại lại câu nói của người đang giao tiếp với mình, khó chịu với âm thanh, gặp khó khăn trong việc nhai nhuốt thức ăn...

4. Chữa tự kỷ bằng việc uống thuốc, cúng bái, châm cứu

Do suy nghĩ sai lầm về nguyên nhân cũng như biểu hiện, đôi khi có cả sự mê tín dị đoan về hội chứng tự kỷ. Các bậc phụ huynh đã tìm đến nhiều phương pháp chữa trị như uống thuốc, cúng bái, châm cứu, ăn gan gà có màu vàng, thả trẻ vào môi trường bình thường để trẻ tự hòa nhập…


 Trên thực tế các phương pháp này không mang lại hiệu quả đối với trẻ tự kỷ. Đến nay, y học vẫn chưa nghiên cứu ra phương pháp chữa trị tự kỷ.

Và hiện nay, tự kỷ chỉ dừng lại ở các chương trình can thiệp như: ADI (Can thiệp Phát triển Quan hệ), AAC (Giao tiếp Tăng cường và Thay thế), PECS (phương pháp hỗ trợ bằng hình ảnh), ABA (phân tích hành vi ứng dụng)…

Ở mỗi chương trình lại mang lại cho trẻ những lợi ích khác nhau. Vì vậy, để trẻ có được sự tiến bộ thì người hướng dẫn cần hiểu tính cách của trẻ và áp dụng các phương pháp linh hoạt. 

5.  Chậm nói không phải là tự kỷ

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình chậm nói so với bạn bè cùng lứa tuổi thì nghĩ ngay đến việc con bị tự kỷ và đưa đến các trung tâm tự kỷ để nhờ can thiệp. Ở nhiều trường hợp, trẻ tự kỷ bị chậm nói nhưng bên cạnh đó là những biểu hiện khác lạ nữa. Còn ở những trẻ có biểu hiện bình thường như các trẻ khác và chỉ chậm nói thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

Hãy kiên trì dạy trẻ nói bằng cách giảm bớt thời gian cho bé tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính... Đồng thời, phụ huynh hãy tăng cường thời gian trò chuyện với con để bé luyện nói và có phản xạ về lời nói nhanh chóng hơn. 


Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời. Người mắc chứng tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác.




Cha mẹ thường xuyên gần gũi, quan tâm con cái sẽ thúc đẩy quá trình chữa bệnh tự kỷ nhanh hơn. (Ảnh: TL)Cha mẹ thường xuyên gần gũi, quan tâm con cái sẽ thúc đẩy quá trình chữa bệnh tự kỷ nhanh hơn. (Ảnh: TL)
Bệnh này biểu hiện phổ biến ở các bé trai với tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp ba lần so với bé gái. Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, năm 2013, cứ 160 trẻ em trên thế giới thì có 1 trẻ bị tự kỷ. Ở Mỹ, theo một ước tính năm 2010, cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ bị tự kỷ.
Thế nhưng, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra những tế bào đặc biệt Th17 và IL-17 có khả năng ngăn chặn chứng tự kỷ phát triển trong não trẻ sơ sinh, thậm chí có thể chữa khỏi căn bệnh này. Nếu được chứng minh là có hiệu quả, phương pháp mới này sẽ thay đổi toàn bộ cuộc sống của hàng triệu người mắc chứng tự kỷ trên khắp thế giới.
Cho tới gần đây, chưa có phương pháp điều trị tự kỷ nào được chứng minh là thành công, mặc dù mối quan hệ giữa việc người mẹ bị nhiễm virus khi đang mang thai và nguy cơ đứa trẻ sinh ra với chứng tự kỷ đã được nêu ra trong các nghiên cứu trước đó.
Để kiểm nghiệm vai trò của Th17 và IL-17, các nhà khoa học đã kích hoạt hoạt động của chúng bằng cách mô phỏng sự tấn công của vi sinh vật với chuột thí nghiệm đang mang thai. Sau đó, họ theo dõi những con chuột non và đánh giá liệu chúng có các biểu hiện hành vi bất thường hay không.
Theo đó, những con chuột được tiếp xúc với lượng IL-17 cao hơn có những biểu hiện tự kỷ khi chúng sinh ra. Ví dụ, chúng không phân biệt được chuột thật và chuột đồ chơi, và tương tác với cả hai như nhau. Trong khi đó, những con chuột khỏe mạnh dành nhiều thời gian để giao thiệp với những con chuột khác hơn.
Mặc dù TS Littman và cộng sự đã xin cấp bằng cho phương pháp chặn IL-17, thế nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa kết quả nghiên cứu của họ mới trở thành cách điều trị chứng tự kỷ được áp dụng rộng rãi trên người.




Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Hội chứng rối loạn tăng động - những khám phá mới

ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là rối loạn tăng động giảm chú ý, biểu hiện thường thấy là bốc đồng, thiếu chú ý và hiếu động. Hay gặp ở nhóm 8 - 11 tuổi, bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái với tỉ lệ là 3/1.
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ADHD
Di truyền: nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một hoặc cả hai cha mẹ đều chẩn đoán bị ADHD, rủi ro trẻ mắc bệnh rất cao, nhất là có người cha mắc bệnh. Theo thống kê, cứ 3 người con của ông bố mắc ADHD thì có 1 mắc hội chứng này.
Giới tính: mặc dù nguyên nhân của hiện tượng trên vẫn chưa rõ ràng, nhưng tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái theo tỉ lệ 3/1.
Độc tố môi trường: đặc biệt là các loại hóa chất độc hại như phơi nhiễm thủy ngân, chì, nhôm và thuốc trừ sâu. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, cứ 6 phụ nữ thì có 1 sinh con mắc ADHD.
Tật nghiến răng khi ngủ (Bruxism) hoặc răng mài, là dấu hiệu cho thấy người trong cuộc dễ bị ADHD, đây là người mang cá tính loại A (tích cực/tham vọng).
Mang thai và sinh đẻ: rắc rối trong quá trình mang thai hoặc sinh con là một yếu được xem là liên quan đến ADHD.
Lạm dụng truyền hình: thay đổi hình ảnh quá nhanh, tính kích thích phim ảnh, bóp méo sự hiểu biết về thế giới của trẻ, làm thay đổi quá trình hoạt động hệ thần kinh khi trẻ đang phát triển.
2. Một số bệnh dễ nhầm với ADHD
Bệnh tuyến giáp: đặc biệt là cường giáp, làm cho trẻ em dễ bị thay đổi tâm tính, khả năng tập trung và run tay, và dễ nhầm với ADHD.
Ngưng thở khi ngủ: đây là chứng thiếu ngủ, rối loại giấc ngủ có thể làm tăng ADHD.
Hội chứng chân cẳng không yên (RLS): căn bệnh cũng dễ nhầm với ADHD.
Bệnh tâm thần, như: trầm cảm, lo âu và rối loạn lưỡng cực đều có các dấu hiệu như ADHD.
Chấn thương não: nguyên thủy, ADHD thường được cho là rối loạn tổn thương não, nhưng khoa học phát hiện thấy đây không phải nguyên nhân gây bệnh ADHD. Ngoài ra, nhiễm độc chì và bại não, cả hai đều chia sẻ các triệu chứng giống ADHD.
Khuyết tật học hành: mặc dù ADHD cũng có thể làm tăng khuyết tật học hành, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, chứng khó đọc, thường được chẩn đoán nhầm là ADHD.
Các vấn đề thính lực: bệnh thính lực thường bị nhầm lẫn với ADHD vì con người không nghe được rõ thông tin mà chỉ đoán mò, nhất là ở trẻ nhỏ, dẫn đến tình trạng học hành suy giảm.
Nhóm trẻ năng khiếu: trẻ năng khiếu thường có cá tính “cả thèm chóng chán” giống trẻ ADHD.
Dị ứng thực phẩm, hóa chất: dị ứng có thể tạo ra các triệu chứng tương tự như ADHD, nhất là ADHD xảy ra cùng dị ứng. Đôi khi người ta chỉ trị dị ứng mà lại bỏ qua ADHD.
3. Cách giảm bớt triệu chứng ADHD mà không dùng đến thuốc
Liệu pháp hành vi: hành vi trị liệu là việc xác định hành vi tiêu cực và tìm cách thay đổi chúng. Mục tiêu là thay đổi suy nghĩ, đưa ra chiến lược đối phó. Bao gồm, giúp đỡ tổ chức công việc ở nhà và bài tập về nhà, xử lý những cảm xúc mạnh mẽ thông qua việc tự giám sát và tự khen ngợi của trẻ.
Tâm lý: liệu pháp tâm lý giúp cá nhân có bệnh ADHD học cách yêu chính mình và tìm hiểu các dạng hành động tiêu cực, giúp người trong cuộc đối phó với các hành vi bất lợi này.
Đào tạo kỹ năng xã hội: liệu pháp này giúp người bệnh nhận thức người khác chính xác hơn. Mục đích, giúp các cá nhân mắc bệnh ADHD cảm thấy thoải mái hơn khi iếp xúc cộng đồng.
Các nhóm hỗ trợ: liệu pháp này giúp những người mắc bệnh tạo ra cảm giác nhận thức, chấp nhận tích cực và chia sẻ những nỗi thất vọng mà họ thường gặp mà không sợ bị phán xét.
Đào tạo kỹ năng làm cha mẹ: trẻ mắc bệnh ADHD sẽ phát triển tốt hơn nếu có cha mẹ hiểu biết, thông cảm, đặc biệt là thỏa mãn nhu cầu cho trẻ, kể cả cách xử lý hành vi xấu lẫn ca ngợi hành vi tích cực. Nó cũng có thể giúp cha mẹ hiểu được những gì con cái cần để dẫn đến thành công, bao gồm các quy tắc, thói quen phù hợp và cách tổ chức cuộc sống riêng cho trẻ mắc bệnh.
Thay đổi chế độ ăn uống: khoa học chứng minh, protein đặc biệt quan trọng cho nhóm mắc bệnh ADHD, ví dụ protein cho bữa sáng và bữa trưa bằng cách bổ sung sữa cho trẻ.
Bổ sung thảo dược: qua nghiên cứu cho thấy một số dược thảo bổ sung cho chế độ ăn uống có tác dụng giảm triệu chứng bệnh ADHD như Skullcap (Scutellaria lateriflora) hay cỏ Long ba có tác dụng tăng cường sức khỏe dây thần kinh, cân bằng tâm tính, thúc đẩy sự bình tĩnh. Cúc La Mã (German Chamomile) có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh và sự thất vọng. Cây Rambus Cola có tác dụng giúp cải thiện lưu thông lên não tăng trí nhớ và minh mẫn, ngăn ngừa sự thay đổi tâm tính đột ngột. Hoặc dùng cây bạch quả (Gingko Biloba) giúp tăng cường chức năng bộ nhớ và sự tập trung.
Liệu pháp phản hồi sinh học thần kinh (Neurofeedback): đây là phương pháp điều trị mới cho hội chứng ADHD, Neurofeedback làm việc với sóng não, đặc biệt là những người không chú ý và thiếu tập trung. Trong Neurofeedback, bác sĩ sẽ gắn cho bệnh nhân với các điện cực và tạo ra một bản đồ não của bệnh nhân, sau đó tiến hành kiểm tra và ghi lại kết quả. Trong mỗi cua thử nghiệm, trẻ được dạy để kiểm soát sóng não thông qua việc sử dụng các trò chơi máy tính theo mô hình thiết kế đặc biệt. Mặc dù vẫn còn mới, nhưng triển vọng của Neurofeedback trong điều trị ADHD là rất khả thi. Sau một năm điều trị bằng Neurofeedback, một số bệnh nhân đã giảm liều lượng thuốc trị ADHD tới 50%.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Hai tuổi biết đọc, vẫn có thể tự kỷ

ĐỂ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, TRẺ TỰ KỶ CẦN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP KỊP THỜI, DO ĐÓ CHA MẸ CÓ VAI TRÒ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG, ĐỪNG BỎ QUA BẤT KỲ DẤU HIỆU ĐÁNG NGHI NGẠI NÀO.


Cánh cửa hòa nhập xã hội sẽ mở dễ dàng hơn nếu trẻ được can thiệp đúng cách - Ảnh: N.C.T.
Cánh cửa hòa nhập xã hội sẽ mở dễ dàng hơn nếu trẻ được can thiệp đúng cách - Ảnh: N.C.T
Những tấm hình của V., năm nay 13 tuổi, ở Tân Phú, TPHCM được gia đình trưng dưới tấm kính của chiếc bàn uống nước ở phòng khách. Chị Đ.T.M.L, 46 tuổi, mẹ của V. kể, hai tuổi con chị đã biết đọc dù không ai dạy.
 2 tuổi biết đọc
Chị L. vẫn nhớ buổi tối hôm đó, cả nhà đang xem chương trình thời sự trên ti vi, bỗng con trai chị, lúc đó 2 tuổi, đọc “phòng khám đa khoa” khi  trên ti vi vừa xuất hiện dòng chữ này. Hai vợ chồng chị rất ngạc nhiên quay sang hỏi con: “Ủa, con nói cái gì?” nhưng con trai chị chỉ yên lặng. Nhiều lần như thế đã diễn ra, vợ chồng chị nói với nhau: “Hình như con mình biết đọc”. Ba tuổi, V. học lớp mầm của một trường mầm non nhưng không chơi với bạn nào. Lớp học có các kệ đựng dép ghi tên từng bạn. V. lấy dép đã được ghi tên xếp đúng vào các vị trí trên kệ. 
Nhiều lần như vậy nên cô giáo của V. nói với cô hiệu trưởng về một học sinh lớp mầm đã biết đọc. Sau này, các cô đưa cho V. một tờ báo và V. đọc được hết. Cô giáo lấy làm lạ chia sẻ về khả năng “đặc biệt” của con trai chị nhưng thay vì mừng rỡ chị L. lại lo sợ. Chị L, biết rõ ngoài khả năng “đặc biệt” này con chị còn nhiều biểu hiện bất thường làm chị lo lắng như không nhìn vào mắt người khác, hay ngồi nói chuyện một mình, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hay lặp lại từ, có lần chị L. nói “ V.  ăn cơm đi V.” thì con chị lại lặp đúng y từng từ.
Lo sợ con bị tự kỷ, chị đưa con đến kiểm tra tại một chuyên viên tư vấn. Hơn một giờ đồng hồ kiểm tra, chuyên viên tư vấn này khẳng định: “bé bình thường”. Khi con trai hơn 5 tuổi, chị lại đưa con đến kiểm tra tại một chuyên viên tâm lý khác và một lần nữa chị vẫn nhận được kết luận con chị không tự kỷ. Nhưng trong lòng chị vẫn canh cánh một nỗi lo.
Đến lúc  V . đến tuổi đi học lớp 1, chị cho V. học tại một trường quốc tế vì biết nơi đây ít học sinh, cô giáo  chăm sóc V. tốt hơn. Những năm học cấp 1, V. vẫn theo kịp các bạn, chỉ có môn văn kém hơn. Thấy ngôn ngữ của con kém, chị cố gắng nói chuyện nhiều với con, đọc sách báo cho con nghe…. nhưng  con cũng chỉ tiến bộ hơn chút xíu. Đến lớp 6, học phí của trường quốc tế tăng gấp đôi nên chị chuyển cho con sang học tại một trường tư. Lớp 6., V. vẫn là học sinh khá. Đến lớp 7,  V. chỉ đạt học sinh trung bình.
Vào năm con học lớp 8, một buổi chiều đầu năm học, thầy giáo chủ nhiệm lớp gọi điện cho chị nói rằng: "Chị nên cho con chuyển trường vì V. học không được, sợ ảnh hưởng đến lớp… Cả lớp đang học, còn V. thích thì viết bài, không thích thì thôi, có nhiều lúc nói chuyện thoải mái trong lớp khi cả lớp đang nghe thầy giảng". 
Thầy giáo tỏ ra rất khó chịu nên dù không muốn, chị L. đành chuyển trường cho con… V. học không tập trung và khó khăn học môn tiếng Việt và những môn học bài khác. Hiện V. nói được câu ngắn nhưng không thể tự khởi xướng hội thoại và bày tỏ cảm xúc, không biết trò chuyện để kết bạn và thường xuyên bị bắt nạt. 
Chỉ có mẹ hiểu V., dịch lại những ý nghĩ của V. cho người khác. Chị L. kể chị vẫn biết con chị vào học lớp nào thì thầy cô dạy lớp đó rất vất vả nên ngày nào con vừa đi học về, chị phải xem ngay vở báo bài xem con có lỗi gì trên lớp, trên trường không? Tâm trí của chị lúc nào cũng sợ con bị bắt nạt, lúc nào cũng căng thẳng.
Cha mẹ trẻ tự kỷ cũng cần được nâng đỡ tinh thần
BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 1 TPHCM, đồng sáng lập viên Câu lạc bộ Phụ huynh Sống Cùng Tự kỷ cho biết đến 13 tuổi, V. học lớp 8 mới được chẩn đoán tự kỷ sau rất nhiều lần cha mẹ cố gắng đưa con khám để có chẩn đoán và can thiệp phù hợp. Vì thế, chị L. mong mỏi ở Việt nam có trường học phù hợp cho những trẻ tự kỷ như con chị học chứ chị vẫn biết con chị học ở các trường bình thường thì “quá sức với con chị”, còn trường chuyên biệt  thì sợ sẽ kéo con chị xuống nữa.
Trẻ tự kỷ và gia đình hiện nay gặp rất nhiều khó khăn mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía giáo dục, y tế và nhất là gia đình. Vì nhận thức về phát triển trẻ em nói chung và tự kỷ nói riêng còn chưa cao nên ít gặp sự đồng thuận giữa cha – mẹ cũng như giữa ông bà và cha mẹ trong gia đình, chưa kể sự hợp tác giữa gia đình với nhà trường cũng chưa gắn bó một cách đồng bộ. Các mẹ phải đấu tranh với bản thân cũng như với gia đình để được đưa con đi khám tâm lý.
Sau khi có chẩn đoán xác định hay nghi ngờ trong nhóm nguy cơ, gia đình sẽ rất đau buồn, căng thẳng nên rất cần được nâng đỡ tinh thần. Có khi mất cả năm để vượt qua những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, chối bỏ, mặc cảm tội lỗi và tuyệt vọng không thể tránh khỏi. 
Từ đó, cha mẹ rất cần sự thấu hiểu, đồng hành và hỗ trợ từ thầy cô và nhân viên y tế để có quyết định can thiệp sớm cho con. Cho dù con chỉ thuộc nhóm nguy cơ, cha mẹ vẫn cần tiếp tục can thiệp và theo dõi sự tiến bộ của trẻ đến khi có chẩn đoán xác định là chậm nói đơn thuần hay chậm phát triển, vì các nghiên cứu cho thấy chậm nói là dấu hiệu dễ nhận biết của rối loạn tự kỷ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trần ai chăm con tự kỷ: Gian nan hòa nhập xã hội

NHỮNG TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP CHỈ TẬP TRUNG TẠI THÀNH PHỐ LỚN NÊN NHIỀU PHỤ HUYNH Ở TỈNH XA PHẢI VẤT VẢ ĐƯA CON VỀ THÀNH PHỐ ĐỂ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐÚNG CÁCH.


Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập cộng đồng tốt nếu được can thiệp đúng cách và đúng thời điểm - Ảnh: N.C.T.
Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập cộng đồng tốt nếu được can thiệp đúng cách và đúng thời điểm - Ảnh: N.C.T
Tuy nhiên, hiện ở VN vẫn chưa có các mô hình hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ ở tuổi trưởng thành.
Theo BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang - khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 TPHCM, đồng sáng lập viên Câu lạc bộ Phụ huynh sống cùng tự kỷ: rối loạn tự kỷ chưa có xét nghiệm để chẩn đoán xác định và hình thể bên ngoài không bị ảnh hưởng như hội chứng Down hay các hội chứng liên quan đến tổn thương nhiễm sắc thể, nên dễ bị chẩn đoán sót.
Có thể mất cơ hội 
hòa nhập
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc như không thể khởi xướng cuộc hội thoại, khó duy trì cuộc trò chuyện, không hiểu nghi thức xã hội, trả lời chủ yếu là lặp lại hơn là bày tỏ ý kiến kèm với cảm xúc bên cạnh hành vi rập khuôn càng làm trẻ khó chấp nhận sự thay đổi.
Tất cả các khó khăn này làm trẻ khó kết bạn, hạn chế cơ hội học hỏi ở bạn bè và người khác ngoài cha mẹ. Chưa kể nếu trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm còn có thể dẫn đến những chuyện đáng tiếc khác.
BS Quỳnh Trang chia sẻ câu chuyện về em T. 11 tuổi, nhà ở Bình Phước, bị nhà trường cảnh cáo vì bắt quả tang có hành vi sàm sỡ với bạn gái. Thật ra, T. chỉ bắt chước các bạn nam trong lớp và không hiểu hành vi đó không được chấp nhận.
Trong buổi khám tâm lý, trong khi cha mẹ của em rất căng thẳng, không hiểu tại sao con mình có hành vi trên thì T. không lo sợ hay bối rối gì vì T. kém tập trung và tương tác xã hội giới hạn. Gia đình theo đề nghị của nhà trường đưa em đi khám, kết quả em được chẩn đoán tự kỷ (khiếm khuyết về quan hệ tương tác xã hội và hành vi rập khuôn chưa hiểu nghi thức xã hội của T.). Chẩn đoán này giúp cha mẹ và thầy cô nhận ra các cách can thiệp cần có để T. có thể tiếp tục học trong môi trường được hiểu và chấp nhận sự khác biệt.
Theo BS Quỳnh Trang, trẻ tự kỷ có lời nói và chỉ số thông minh không quá chậm sẽ bị chẩn đoán sót và can thiệp trễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị bạn tẩy chay, thầy cô giáo khiển trách do không hiểu các hành vi kỳ lạ của trẻ và thậm chí trẻ phải nghỉ học từ quyết định của cha mẹ hay nhà trường.
Tất cả hậu quả này đều làm mất cơ hội cho trẻ hòa nhập và gây ra gánh nặng cho xã hội. Ngược lại, nếu được phát hiện sớm, can thiệp sớm và tiếp tục hỗ trợ can thiệp âm ngữ, hoạt động trị liệu kèm chương trình cá nhân, trẻ tự kỷ có lời nói và chỉ số thông minh không quá chậm có thể học hòa nhập, kết bạn và được trang bị nghề theo khả năng, nhất là những ngành không liên quan nhiều đến tương tác xã hội và giao tiếp.
Mong muốn trẻ được học nghề
BS Thành Ngọc Minh - trưởng khoa tâm bệnh BV Nhi T.Ư - cho biết hiện chưa có thống kê về số lượng các cơ sở y tế có đào tạo về điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em. Khoa tâm thần Bệnh viện Nhi T.Ư đã và đang đào tạo cho các bệnh viện nhi và sản - nhi các tỉnh về “phương pháp sử dụng tranh để hỗ trợ giao tiếp” (PECS).
Còn ở các thành phố lớn, theo ông Minh là có nhiều trung tâm giáo dục đặc biệt hoặc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật nói chung. Tuy nhiên, trẻ em ở các địa phương khác mắc chứng tự kỷ muốn điều trị và học kỹ năng để hòa nhập cộng đồng thì bắt buộc phải đến các thành phố lớn. Khi đó, cả gia đình phải đi theo trẻ, thay đổi công việc, nhà ở..., trong khi đây là hội chứng có thời gian điều trị dài và tốn kém.
Tại Hàn Quốc cứ 38 trẻ có một trẻ tự kỷ, ở Mỹ cứ 50 trẻ trong độ tuổi đi học có một trẻ có dấu hiệu tự kỷ. Tỉ lệ bình quân trên thế giới khoảng 1% trẻ em. VN chưa có thống kê, song qua số trẻ tự kỷ đến khám tại các bệnh viện cho thấy số trẻ có dấu hiệu tự kỷ đang tăng lên, nhưng chưa lý giải được lý do.
Trong năm 2015, riêng tại BV Nhi T.Ư số lượt trẻ đến khám về tự kỷ hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ lên tới gần 3.000 lượt, chiếm 20% tổng số lượt tại phòng khám ngoại trú của khoa tâm bệnh.
Tổng số trẻ tự kỷ can thiệp tại khoa là trên 750 trẻ. Có một vấn đề mới nổi khác là các gia đình có con chậm nói, hoặc có một hoặc vài yếu tố liên quan đến chứng tự kỷ thường tỏ ra quá lo lắng, cho con tới các trung tâm giáo dục đặc biệt vốn chi trả rất cao, có khi tới hàng chục triệu đồng/tháng với trẻ.
Điều các phụ huynh vẫn đau đáu là chuyện hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ. “Khi đi tìm hiểu mô hình ở Nhật Bản nhằm tìm cách giúp các con sau này, chúng tôi thấy có mô hình rất hay về dạy nghề cho trẻ. Người tự kỷ có thể làm việc, hòa nhập với cộng đồng, miễn là hỗ trợ đào tạo cho họ những kỹ năng nghề nghiệp đơn giản như gấp hộp giấy, đếm bánh và cho vào hộp... ” - chị Phương, một phụ huynh có con tự kỷ, cho hay.
Trong hội thảo mới tổ chức ở Hà Nội về chứng tự kỷ, các chuyên gia Mỹ cho biết tại Mỹ hầu hết người tự kỷ đều được học nghề và có việc làm phù hợp. Trong điều kiện của VN, chuyên gia Mỹ khuyến cáo nên có mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhằm dạy nghề, dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ, bên cạnh việc hướng dẫn trẻ ngay tại nhà những kỹ năng sống đơn giản.
“Cách đây 40 năm việc chăm sóc cho người tự kỷ ở Nhật Bản cũng giống VN hiện nay, nhưng giờ đây Nhật đã thành lập được các khu nhà ở xã hội ngay trong khu dân cư để người tự kỷ sống cùng những nhóm khuyết tật khác, họ hỗ trợ nhau và làm những công việc đơn giản. Ở VN, làm sao để trẻ tự kỷ có thể sống độc lập sau này, đó là điều đang rất thiếu” - một chuyên gia về hội chứng tự kỷ ở VN cho biết.
Ngoài ra, theo ông Trần Quý Tường - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, VN rất thiếu bác sĩ chuyên sâu điều trị cho trẻ tự kỷ. “Bệnh viện mới có nhóm bác sĩ phục hồi chức năng hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần, còn bác sĩ hiểu biết sâu về chứng tự kỷ, có thể hướng dẫn cho người nhà trẻ để giúp trẻ hòa nhập được là rất hiếm hoi” - ông Tường chia sẻ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317